Tiêu đề 06052022_BSC_Vietnam Sector Outlook_VN_2Q2022
Loại báo cáo Phân tích ngành
Nguồn BSC
Ngành
Doanh nghiệp
Chi tiết Ngày : 06/05/2022
Số trang : 83
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 4372 Kb
Tải về: 4170
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

 Kính gửi Quý nhà đầu tư,

 
Thị trường trong Q1/2022 diễn biến khá tương đồng với “kim chỉ nam đầu tư” trong báo cáo chiến lược của BSC khi sự “Phân hoá” diễn ra tương đối sâu sắc ở nhiều nhóm ngành nghề.

Trong Q1/2022, thị trường Việt Nam chứng kiến nhiều “sự kiện quan trọng” như áp lực tăng lãi suất của Fed, chiến tranh Nga – Ukraina, sự kiện điều tra một số lãnh đạo của một số tập đoàn lớn,… Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy nhiều điểm sáng của sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế được mệnh danh là “con rồng mới” của Châu Á. Do đó, chúng tôi tin rằng tâm điểm đầu tư trong các quý tới sẽ xoay trục sang nhóm cổ phiếu cơ bản có nền tảng tốt, khả năng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận và sự phân hoá giữa các nhóm cổ phiếu sẽ rõ rệt hơn như đề cập trước đó trong báo cáo chiến lược 2022. Như thường lệ, BSC tiếp tục đưa ra các cập nhật về triển vọng thị trường Q2/2022:

  1. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức khả quan theo đó nhiều nhóm ngành nghề tiếp tục hưởng lợi xu thế phục hồi hậu dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởng GDP Q1/2022 đạt 5.03%, cao hơn so vời cùng kỳ năm 2021 và 2020 nhờ vào (1) Hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng; (2) Các hiệp định thương mại và (3) Sự hồi phục của tiêu dùng trong nước và quốc tế. Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm thông tin cập nhật về tình hình vĩ mô trong báo cáo Vĩ Mô Tháng 3 – Kinh tế dần hồi phục, thị trường giằng co. 
  2. Chính phủ tiếp tục đốc thúc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Luỹ kế đến hết T3/2021, theo số liệu của GSO, tổng vốn giải ngân ngân sách nhà nước ước đạt 14.4% kế hoạch, tăng trưởng 10.6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm tuy nhiên Chính Phủ đã đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
  3. Tổng số lượng tài khoản tính đến cuối Q1/2022 mới mới đạt mốc 5% dân số so với mức 2.8% vào Q1/2021. Trong năm 2021 và Q1/2022, sự hiện diện của kênh đầu tư chứng khoán ngày càng rõ rệt hơn đối với người dân Việt Nam, tốc độ mở mới tài khoản liên tục ghi nhận mức tăng nhanh theo từng tháng. BSC vẫn duy trì quan điểm xu hướng lựa chọn kênh đầu tư chứng khoán sẽ là một trong các kênh đầu tư chính của người dân trong giai đoạn dài hạn khi thu nhập bình quân đầu người cải thiện, đây là điều đã xảy ra với các thị trường mới nổi và phát triển khác. 
  4. Dòng vốn nước ngoái có sự cải thiện tích cực. Tính đến Q3/2021, xu hướng giao dịch của khối ngoại tuy vẫn duy trì trạng thái bán ròng tuy nhiên ghi nhận sự cải thiện khả quan với quy mô bán ròng đã giảm 75.2% so với Q4/2021.BSC kì vọng tình trạng giao dịch của khối ngoại sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng tích cực hơn trong các quý tới dựa trên triển vọng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết đi cùng với sự phục hồi hậu dịch Covid-19.
  5. Hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa vẫn chưa có diễn biến tích cực. Lũy kế tính đến hết Q1/2022, các Tập đoàn, Tổng công ty đã thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị 251 tỷ VND, thu về 1,884 tỷ VND, trong đó: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán vốn tại 06 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 69 tỷ VND, thu về 475 tỷ VND. Theo đánh giá của BSC, hoạt động thoái vốn diễn ra còn tương đối chậm so với kế hoạch đặt ra, tuy nhiên chúng ta kỳ vọng hoạt động này sẽ sớm “ấm lại” trong nửa cuối năm, giúp cho Chính phủ gia tăng thêm vốn ngân sách nhà nước, hỗ trợ vốn cho việc giải ngân các dự án đầu tư công trong giai đoạn 2023-2025. 
  6. BSC cho rằng thị trường đang có các yếu tố thuận chiều và nghịch chiều đan xen nhau, theo đó cơ hội và rủi ro luôn đi kèm với nhau. Do đó, năm 2022 chắc chắn sẽ là năm không dễ dàng cho các nhà đầu tư, BSC nhận thấy số lượng yếu tố thuận chiều hiện tại đang ở mức cân bằng so với yếu tố ngược chiều.
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp BSC theo dõi vẫn duy trì mức tăng trưởng khả quan đạt 22%. Trong báo cáo chiến lược đầu năm 2022F, BSC đưa ra hai kịch bản tăng trưởng lợi nhuận năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi nghiêng về kịch bản cơ bản với mức tăng trưởng lợi nhuận thị trường bình quân năm 2022 đạt 22%. BSC đánh giá đây là mức tăng trưởng khả quan dựa trên mức nền tăng trưởng cao năm 2021 là 47%.
Định giá thị trường hiện tại đang ở vùng tương đối hấp dẫn. Với việc thị trường ghi nhận điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 4 trở lại đây, PE trailing của thị trường đang giao dịch ở mức 15.6 lần tại ngày 20/04/2022.
Nhóm ngành nào sẽ là nhóm ngành dẫn dắt sắp tới? Hiện tại nhóm ngành vốn hóa lớn chỉ đang giao dịch ở mức 13.9 lần, tính đến ngày 23/04/2022, trong khi đó kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số, do đó chúng tôi kỳ vọng nhóm cổ phiếu vốn hóa sẽ là tâm điểm cho thị trường giai đoạn nửa cuối năm 2022.
Tuy nhiên, thị trường cũng đối diện với việc “cơn gió ngược chiều” của (1) Lạm phát; (2) Áp lực tăng lãi suất từ Fed; (3) Đứt gãy nguồn cung do chính sách Zero Covid của Trung Quốc và (4) Chu kỳ tiền rẻ đã kết thúc, khả năng xảy ra suy thoái. Chúng tôi cho rằng “sự dễ dãi” của dòng tiền trong năm 2021 sẽ không còn, nhà đầu tư sẽ không thấy tình trạng “thuyền lên nước lên” mà thị trường chứng khoán sẽ chứng kiến sự phân hóa rõ rệt và khả năng lựa chọn cổ phiếu sẽ là yếu tố trọng yếu đến hiệu suất của nhà đầu tư. Tâm điểm hướng đến của dòng tiền là các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt có câu chuyện riêng đi kèm yếu tố tăng trưởng lợi nhuận và bảng cân đối tài chính khỏe mạnh.
 
Nối tiếp Báo cáo Vietnam Sector Outlook 2022, BSC xin gửi tới Quý nhà đầu tư Vietnam Sector Outlook Quý 2/2022. Trong Báo cáo Triển vọng Ngành Quý 2, BSC đưa ra nhận định cho các Ngành kinh tế với 15 nhóm nhận định Khả quan và 4 nhóm nhận định Trung lập. 
 
BSC kính chúc Quý nhà đầu tư một năm đầu tư sáng suốt, may mắn và thành công!