Tiêu đề Tuần 09_ Dự báo danh mục FTSE Vietnam Index và Market Vector Vietnam Local Index Quý 1 năm 2023_230227
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 26/02/2023
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2173 Kb
Tải về: 505
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
Thị trường chuyển xấu khi khối ngoại bán ròng và lực cầu nội suy yếu
Diễn biến tiêu cực của thị trường Hoa Kỳ và khối ngoại chuyển sang vị thế bán ròng đã tạo sức ép lớn lên thị trường khi lực cầu suy yếu nhanh. VN-Index giảm 1.86% với độ rộng giảm điểm áp đảo và thanh khoản giảm mạnh. 19/19 ngành giảm điểm, trong đó bất động sản là ngành giảm mạnh nhất trước thông tin nhiều doanh nghiệp không thể trả nợ và lãi trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Mua ròng mạnh kể từ tháng 11/2022, khối ngoại chuyển sang bán ròng hơn 60 triệu USD trong tuần này đã khiến diễn biến thị trường suy yếu nhanh và thanh khoản giảm sút mạnh. Lùi về vùng đáy ngắn hạn, VN-Index đang ở thời điểm khá mong manh khi không có nhiều thông tin hỗ trợ cho dù mùa ĐHCĐ đang đến gần. NDT vẫn cần hạn chế bắt đáy, cẩn thận quan sát phản ứng giá tại các ngưỡng hỗ trợ quan trọng trước khi mở lại vị thế.  
Đầu tư công tiếp tục được làm nóng lên với cuộc họp thứ 4 do Thủ tướng chủ trì ban chỉ đạo nhà nước về các dự án trọng điểm quốc gia và ngành giao thông. Nhiều công việc đã có chuyển biến từ cuộc họp trước gồm giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2; Bộ GTVT hoàn thành thủ tục để khởi động 12 dự án và đã ký hợp đồng toàn bộ các gói thầu để thi công hàng loạt. Cuộc họp cũng những hạn chế và giao nhiệm vụ cụ thể với Bộ GTVT đẩy nhanh tiến bộ 3 dự án Mai Sơn – QL 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây; Dự án đường sắt đô thị HN và TP HCM; Dự án Cảng HKQT Long Thành với ACV và các bộ liên quan như Bộ XD, TN-MT, UB Quản lý vốn nhà nước. Với sự triển khai khẩn trương, đồng bộ của toàn hệ thống, mục tiêu đạt 95% tổng vốn đầu tư 711 nghìn tỷ năm 2023 của Thủ tướng, rất cao so với mức bình quân nhiều năm, không phải mục tiêu quá tầm.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ giảm điểm trước biên bản FOMC
Sau biên bản FOMC, S&P 500 có chuỗi 4 phiên giảm điểm liên tiếp do NĐT lo ngại về lộ trình nâng lãi suất của FED. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ giảm bình quân 2%. Thị trường CK Châu Á cũng có mức giảm khá, ngoại trừ Trung Quốc có mức tăng 1.3%. Các TTCK Châu Âu không cùng chiều xu hướng chung mà có sự phân hóa chủ yếu đi ngang. Thị trường hàng hóa cũng không có biến động mạnh với sự đi ngang của giá dầu và sự giảm đáng kể của các kim loại quý. Giá quặng sắt tiếp tục tăng và tăng mạnh nhất là thép HRC (+16.2%, đưa mức tăng từ đầu tháng lên gần 49%). Chỉ số DXY vẫn chưa dừng đà tăng khi ghi nhận tăng 0.8%, mở rộng lên mức tăng 3% tính từ đầu tháng. Nhìn chung các thị trường đang dần bị chi phối trở lại bởi thông tin FED còn áp lực tăng lãi suất để chống lạm phát kéo theo USD tăng giá và các thị trường khác suy yếu. 
Biên bản FOMC tháng 1 công bố, các thành viên tin rằng việc tăng lãi suất “đang thực hiện” là cần thiết. Số liệu kinh tế tháng 1 cho thấy lạm phát đang giảm với tốc độ thấp trong khi PPI tăng và thị trường lao động nóng lên. FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến TT Bất động sản và một số lĩnh vực nhạy cảm nhưng vẫn chưa tác động đến phần lớn nền kinh tế. Thị trường dự báo FED sẽ tăng lãi suất 0.25% vào tháng 3 và tăng thêm ở kỳ họp tiếp theo đưa lãi suất lên mức 5.25% - 5.5%. Thị trường lo ngại hành động FED kéo theo suy thoái. Vấn đề này không được FED nhất trí cao, một số thành viên coi nguy cơ suy thoái đang tăng cao nhưng một số khác cho rằng FED có thể tránh cuộc suy thoái và hạ cánh mềm. IMF cũng cho rằng NHTW các nước Châu Á có thể phải tiếp tục nâng lãi suất nếu lạm phát lõi chưa hạ nhiệt về mục tiêu. Áp lực lạm phát đang là trở ngại lớn cản trở NHTW các nước thực hiện trung hòa chính sách tiền tệ.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến thị trường khó lường; thông tin giải quyết TPDN đến hạn trả nợ và lãi; khối ngoại chuyển sang vị thế bán ròng
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 2/2023. Mùa đại hội cổ đông các Doanh nghiệp niêm yết
• 27/2, Doanh thu bán lẻ Đức; Đơn đặt hàng hóa lâu bền và Doanh thu nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 28/2, Doanh thu bán lẻ Nhật Bản và Australia; PMI Trung Quốc; GDP Canada; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 01/3, CPI và GDP Australia; PMI Anh, Canada, EU và Hoa Kỳ; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 02/3, CPI EU; Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản và Đơn xin trợ thấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 3/3, PMI công bố lần cuối, tỷ lệ thất nghiệp EU; Báo cáo chính sách tiền tệ FED.