Tiêu đề Tuần 10_Dự báo danh mục FTSE Vietnam 30 Index Quý 1 năm 2023_230306
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 05/03/2023
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1966 Kb
Tải về: 514
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường tiếp tục dò đáy ngắn hạn
Thị trường giao dịch cầm chừng và khối ngoại duy trì đà bán bán ròng 37 triệu USD vẫn tiếp tục tạo sức ép cho VN-Index giảm điểm. Chỉ số đã mất ngưỡng hỗ trợ quanh 1,035 điểm và hình thành đáy đỉnh sau thấp hơn đáy đỉnh trước trong tuần.Với mức -1,42%, chỉ số đã ghi nhận 2 tuần đi xuống liên tiếp và đà lao dốc vẫn chi phối bởi 16/19 ngành cùng 67% số cổ phiếu giảm. Hoạt động bán ròng của khối ngoại đã giảm bớt tuy nhiên trong bối cảnh thanh khoản thấp và thị trường mất dần các ngưỡng hỗ trợ đã tạo áp lực tiêu cực lên tâm lý thị trường. Những phiên rung lắc rất dễ xảy ra trong tuần tới đẩy chỉ số giảm dần về ngưỡng hỗ trợ từ 980 – 1,000 điểm trong tuần tới nếu không có thông tin hỗ trợ. NĐT vẫn cần hạn chế bắt đáy, cẩn thận quan sát phản ứng giá tại các ngưỡng hỗ trợ quan trọng và sẵn sàng mở lại vị thế tại khi các ngưỡng hỗ trợ được giữ vững đón đầu cơ hội giao dịch ngắn hạn trong vòng 1 tháng từ việc công bố KQKD quý I cũng như các thông tin trong mùa ĐHCĐ.  
Báo cáo kinh tế - xã hội tháng 2/2023, chỉ số sản xuất tăng 3.6% yoy và giảm 3.6% yoy trong 2 tháng. Vốn đầu tư từ ngân sách tháng 2 tăng 36.9% yoy và tăng 18.3% trong 2 tháng. Vốn FDI 2 tháng giảm 4.9% cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách 2 tháng tăng 10.6% yoy. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tháng 2 và 2 tháng tăng 13% yoy. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 tăng 11% yoy và giảm 10.4% yoy trong 2 tháng và nhập khẩu giảm 16% yoy trong 2 tháng. Ước tính xuất siêu 2.3 tỷ USD và xuất siêu 2.8 tỷ trong 2 tháng. CPI tháng 2 tăng 0.45% tháng trước và tăng 4.31% cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 2 tháng tăng 4.6% yoy và CPI cơ bản tăng 5.08%. PMI tháng 2 đạt 51.2 điểm từ mức 47.4 điểm tháng 1. Nhìn chung, sức khỏe ngành sản xuất cải thiện sau chu kỳ suy giảm kéo dài 3 tháng tuy nhiên lạm phát đang có dấu hiệu tăng gây sức ép đến ổn định kinh tế vĩ mô.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Trung Quốc hồi phục cùng với các chỉ tiêu vĩ mô được công bố
Chứng khoán Hoa Kỳ hồi phục trong phiên giữa tuần thu hẹp mức giảm điểm khi NĐT đón nhận quan điểm của một thành viên FED về việc ủng hộ tăng lãi suất 0.25% trong kỳ họp tháng 3. Tính chung 5 phiên giao dịch, các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm -0.5%. Diễn biến tương đồng đối với TTCK Châu Âu và Châu Á. TTCK Trung Quốc là một trong số ít thị trường giữ sắc xanh với mức tăng 1.8% trước thông tin tích cực về hoạt động sản xuất và tình hình dịch bệnh chuyển biến tích cực sau mở cửa. Thị trường hàng cũng tích cực với thông tin từ Trung Quốc khi ghi nhận mức tăng 1.6% với sự tăng giá của nhiều mặt hàng kim loại, bao gồm cả kim loại quý. Thép HRC tiếp tục duy trì đà tăng ấn tượng kể từ khi Trung Quốc mở cửa. Chỉ số DXY chững lại sau nhiều tuần tăng điểm với mức giảm -0.4%. Nhìn chung sau hơn một tuần phản ứng quá đà với lo ngại FED đẩy nhanh tăng lãi suất và USD tăng giá, NĐT đang nhìn nhận bớt bi quan hơn và mở ra cơ hội cho các thị trường vận động đảo chiều. 
Hoạt động sản xuất tháng 2/2023 của Trung Quốc ghi nhận chuyển biến mạnh trong hơn 1 thập kỷ, chỉ số PMI tăng lên mức 52.6 điểm từ 50.1 điểm. Chỉ số sản xuất tăng lên mức 56.7 điểm từ 49.8 điểm. Chỉ số đơn hàng mới, đơn hàng xuất khẩu, vận chuyển nhà cung cấp đạt từ 52 – 54 điểm, mức cao trong nhiều năm. Lĩnh vực dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng tốt và tỷ giá NDT ước tăng 0.2%. Số liệu tháng 2 cho thấy bức tranh rõ ràng quá trình hồi phục Trung Quốc sau giai đoạn mở cửa và làn sóng dịch covid hạ nhiệt. Tuy nhiên mức hồi phục không đồng đều khi chi tiêu các lĩnh vực giá trị cao như nhà cửa và ô tô vẫn ở ngưỡng yếu, xuất khẩu chậm và nhu cầu công nghiệp nội địa hồi phục chậm. Lãnh đạo Trung Quốc cam kết ưu tiên tăng trưởng kinh tế và đặt trọng tâm vào việc kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa để kích thích kinh tế hồi phục. 
Biên bản FOMC tháng 1 công bố, các thành viên tin rằng việc tăng lãi suất “đang thực hiện” là cần thiết. Số liệu kinh tế tháng 1 cho thấy lạm phát đang giảm với tốc độ thấp trong khi PPI tăng và thị trường lao động nóng lên. FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến TT Bất động sản và một số lĩnh vực nhạy cảm nhưng vẫn chưa tác động đến phần lớn nền kinh tế. Thị trường dự báo FED sẽ tăng lãi suất 0.25% vào tháng 3 và tăng thêm ở kỳ họp tiếp theo đưa lãi suất lên mức 5.25% - 5.5%. Thị trường lo ngại hành động FED kéo theo suy thoái. Vấn đề này không được FED nhất trí cao, một số thành viên coi nguy cơ suy thoái đang tăng cao nhưng một số khác cho rằng FED có thể tránh cuộc suy thoái và hạ cánh mềm. IMF cũng cho rằng NHTW các nước Châu Á có thể phải tiếp tục nâng lãi suất nếu lạm phát lõi chưa hạ nhiệt về mục tiêu. Áp lực lạm phát đang là trở ngại lớn cản trở NHTW các nước thực hiện trung hòa chính sách tiền tệ.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến thị trường khó lường; khối ngoại duy trì bán ròng
• Mùa đại hội cổ đông các Doanh nghiệp niêm yết
• 6/3, Cán cân thương mại Trung Quốc, Doanh thu bán lẻ EU; CPI Thụy Sỹ và Canada. 7/3, Lãi suất và biên bản CS tiền tệ của NHTW Australia. 8/3, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ; Tỷ lệ thất nghiệp và GDP điều chỉnh EU; Lãi suất của NHTW Canada; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 9/3, CPI và PPI Trung Quốc; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 10/3, GDP Anh; Cung tiền M2 và khoản vay mới Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.