POB: Hơn 6 năm niêm yết trên sàn, lợi nhuận “ổn định bền vững” và lùm xùm lấn chiếm đất nông nghiệp

Tạp chí BĐS VN - 20/04/2023 6:35:00 SA


PV OIL Thái Bình (mã chứng khoán POB - UPCOM) từng bị xử phạt vì hành vi chiếm đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép. Đặc biệt, POB không ghi nhận biến động lớn về lợi nhuận sau 6 năm niêm yết
 
Lại một năm “ổn định”
 
Trong tài liệu phục vụ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, PV OIL Thái Bình ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế là 2.97 tỷ đồng. “Kết quả kinh doanh xăng dầu năm 2022 đơn vị đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, lợi nhuận đề ra, đó cũng là sự cố gắng rất lớn của việc Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm sát sao chỉ đạo kịp thời trước những diễn biến thay đổi liên tục của giá xăng dầu trong nước và thế giới, đồng thời đơn vị cũng đã làm rất tốt công tác quản lý hàng tồn kho tại các thời điểm”, báo cáo của Ban kiểm soát nhấn mạnh.
 
Mức lợi nhuận mà PV OIL Thái Bình nhận được trong bối cảnh năm 2022 giá xăng dầu có số lần biến động là 17 lần, tỷ giá biến động bình quân giảm so với năm 2021, xăng giảm 17 lần (Binh quân giảm 1.064,71 đ/lit) và tăng 17 lần (Binh quân tăng 845.59 đ/lit), dầu giảm 17 lần ( Bình quân giảm 1.177 đ/lit) và tăng 17 lần (Bình quân tăng 1.271,7 đ/lit). Dự kiến vào ngày 11 tháng 4 mới đây, PV OIL Thái Bình sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, kể từ năm 2017 khi chính thức giao dịch trên thị trường UPCOM, PV OIL Thái Bình có hơn 6 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.
 
Tuy nhiên, 6 năm qua, mức lợi nhuận của PV OIL Thái Bình không có sự chuyển biến đáng chú ý. Cụ thể, năm 2021, mức lợi nhuận trước thuế của đơn vị này ghi nhận 2,68 tỷ đồng. Trước đó, năm 2020, POB lỗ sau thuế 730 triệu đồng. Năm 2019, POB cũng chỉ ghi nhận mức lãi 2,52 tỷ đồng. Mức lợi nhuận sau thuế của POB không có sự thay đổi lớn trừ năm 2020 lỗ.
 
 
Cây xăng của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình xây dựng trên đất nuôi trồng thủy sản.
 
Giá cổ phiếu POB cũng không có sự biến động quá lớn, gần như “đứng im”. Đơn cử, trong thời gian gần đây, giá cổ phiếu của POB ghi nhận ở mức 50800 đồng/CP.
 
Điểm đáng chú ý, vào đầu năm 2023, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest đã mua 1.600.000 CP vào đầu năm 2023. Tháng 9/2021, CTCP Đầu tư Sao Thăng Long mua 1.626.200 CP. Đến cuối năm 2021, doanh nghiệp này tiếp tục mua thêm 200.900 CP.
 
Lùm xùm lớn vào năm 2021
 
Năm 2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hùng Nam từng ký quyết định số 1994/QĐ-XPVPHC xử phạt đối với Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình (PV OIL Thái Bình, mã chứng khoán POB - UPCOM) vì hành vi chiếm đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép.
 
Theo Quyết định này, trong quá trình thực hiện dự án kinh doanh các sản phẩm dầu khí tại phường Lam Sơn, TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, PV OIL Thái Bình đã có hành vi chiếm đất nông nghiệp (đất nuôi trồng thủy sản) tại khu vực đô thị với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha đất, thời điểm sử dụng (thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2018 đến nay) vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 2 và Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19.11.2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
 
Ngoài ra, PV OIL Thái Bình đã chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị với diện tích từ 0,1ha đến dưới 0,5ha đất (thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2018 đến nay) không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, vi phạm quy định tại Điểm d, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
 
PV OIL Thái Bình bị UBND tỉnh Hưng Yên quyết định phạt hành chính số tiền 170 triệu đồng và buộc phải dừng ngay hành vi vi phạm, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về đất đai theo quy định.
 
Trong quyết định, UBND tỉnh Hưng Yên giao cho ông Quách Văn Sơn - Giám đốc kiêm người đại diện của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình - để chấp hành. Nếu quá 10 ngày không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
 
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đáp ứng quy định tại Khoản 1, Điều 52; Điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật Đất đai 2013, theo đó việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, thông tin về xử phạt liên quan đến hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép đến nay chưa được POB công bố cụ thể.
 
Liên quan tới vấn đề này, trước đó luật sư cho rằng, PV OIL Thái Bình buộc phải trả lại phần đất đai đã lấn chiếm đó và khôi phục lại hiện trạng ban đầu của thửa đất và khôi phục lại hiện trạng ban đầu của thửa đất.
 

Các tin liên quan