Các yếu tố ảnh hưởng
• Nhu cầu dầu thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo báo cáo tháng 4 của OPEC, tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2018 đã được điều chỉnh cao hơn 30 nghìn thùng/ngày, so với báo cáo của tháng trước, hiện đang ở mức 1,63 triệu thùng/ngày.
• Nguồn cung dầu mỏ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các căng thẳng địa chính trị khu vực Trung Đông gồm: (1) Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran; (2) Căng thẳng chiến sự ở Syria tiếp tục leo thang. Ngoài ra, OPEC, Nga, và một số nước sản xuất dầu mỏ lớn ngoài OPEC nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm 2018. Quyết định này sẽ được họp bàn đánh giá tại cuộc họp tháng 6 tới.
• Đồng USD tăng giá khiến Dầu trở nên đắt hơn đối với những quốc gia nhập khẩu sử dụng các loại tiền tệ khác, làm giảm nhu cầu nhập khẩu Dầu của các quốc gia này, qua đó kìm hãm đà tăng của giá dầu thế giới.
• Sự bùng nổ của dầu đá phiến tại Mỹ sẽ không thể kéo dài mãi mãi do sản lượng tại Bakkeb và Eagle – 2 trong 3 vùng khai thác dầu đá phiến lớn nhất ở Mỹ - đang có xu hướng chững lại.
Dự báo giá dầu
• Các Ngân hàng và Tổ chức lớn trên thế giới như Gold Sachs, UBS, Credit Suisse, JPMorgan, Citigroup, Barclays, EIA,..nâng mức dự báo giá dầu năm 2018 cao hơn trung bình 21% so với mức dự báo trước đó.
Tác động đến thị trường chứng khoán
• Ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động khối ngoại ở thị trường chứng khoán Việt Nam
• Nhóm cổ phiếu dầu khí kỳ vọng được hưởng lợi từ xu hướng giá dầu thế giới tăng.
14/04/2025
56 Lượt tải xuống
Tải xuống11/03/2025
51 Lượt tải xuống
Tải xuống17/01/2025
34 Lượt tải xuống
Tải xuống17/12/2024
3 Lượt tải xuống
Tải xuống12/11/2024
0 Lượt tải xuống