Trong nước:
• Tổng cục Thuế cho biết, đến hết tháng 11, số thu ngân sách của ngành thuế đã đạt 1.182.424 tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán (vượt dự toán 65.724 tỷ đồng), bằng 101,3% so với số báo cáo Quốc hội (tương ứng vượt trên 15.000 tỷ đồng). Tính đến hết tháng 11 có 46/63 địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán giao. Có 56/63 địa phương đạt tiến độ thu trên 91% dự toán. Riêng đối với Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc 9 tháng, thu ngân sách mới đạt 71,5% dự toán, dự báo số thu cả năm hụt thu ngân sách khoảng 13.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội, hụt thu khoảng 26.200 tỷ đồng so với dự toán.
•Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký chứng khoán, Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 220.602 tài khoản chứng khoán trong tháng 11, tăng 70,3% so với tháng 10. Cá nhân mở mới hơn 1,3 triệu tài khoản chứng khoán sau 11 tháng, gấp hơn 3,3 lần so với cả năm 2020. Lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư tổ chức trong nước trong tháng 11 tiếp tục vươn lên mức cao mới với 215 đơn vị.
Thế giới:
• NHTW Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng xuống 50 bps, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7. Các ngân hàng chịu mức dự trữ bắt buộc 5% sẽ được miễn việc cắt giảm. Chính sách này sẽ giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (154,19 tỷ USD) để củng cố sự phục hồi kinh tế hậu Covid.
• Ngân hàng Goldman Sachs đã đặt ra bốn khả năng trong bối cảnh biến thể Omicron. Kịch bản xấu nhất là làn sóng lây nhiễm mới trong quý 1/2022 sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 2,5 điểm % so với dự báo hiện tại. Kịch bản nhẹ nhàng hơn là biến chủng mới không đặt ra mối nguy lớn như lo ngại lúc đầu.