Trong nước:
• Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô gần 347.000 tỷ đồng, thực hiện trong 2022-2023. Chính phủ đề xuất tăng bội chi ngân sách với số tiền là 240.000 tỷ đồng và cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm.
• Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc quy mô, liều lượng của việc miễn giảm thuế. Theo đó, Chính phủ cần tăng thuế một số lĩnh vực như chứng khoán và bất động sản. Về tăng bội chi ngân sách, Ủy ban Kinh tế tán thành việc chấp nhận thâm hụt ngân sách tăng ở mức cao hơn, mỗi năm tăng khoảng 1-1,2% GDP trong 2 năm 2022-2023.
• Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) ngành sản xuất Việt Nam đạt 52.5 điểm trong tháng 12, so với 52.2 của tháng 11, cho thấy điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ ba liên tiếp. Hơn nữa, mức cải thiện sức khỏe của lĩnh vực sản xuất là đáng kể nhất kể từ tháng 5.
Thế giới:
• Thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Washington và Bắc Kinh đã chính thức hết hạn vào ngày 31/12/2021, tuy nhiên Trung Quốc không thể hoàn thành cam kết mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ so với mức của năm 2017. Theo cơ chế giải quyết tranh chấp đã được quy định tại thỏa thuận thương mại, Mỹ có thể áp thuế quan mới hoặc khôi phục một số thuế quan cũ đối với hàng hóa Trung Quốc.
• OPEC+ sẽ thống nhất tăng sản lượng trong tháng 2 vì một số thành viên OPEC đang không thể đạt hạn ngạch khai thác được giao. Reuters trích báo cáo của OPEC+ cho rằng, biến thể Omicron mới tác động ở mức độ nhẹ và tạm thời đến lực cầu năng lượng.