Trong nước:
• Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiến nghị được bố trí vốn sửa chữa, nâng cấp 41 nhà ga hành khách và hàng hóa trong giai đoạn 2022-2023 từ chương trình phục hồi với kinh phí khoảng 2.380 tỷ đồng. Năm 2022, toàn tổng công ty dự kiến thực hiện được sản lượng và doanh thu bằng 89% trở lên so với cùng kỳ, tương ứng trên 5.900 tỷ đồng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
• Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan công bố ngày 16-2, trong tháng 1 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc của Việt Nam lên đến 10,76 tỉ đô la, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, riêng Trung Quốc chiếm đến 36,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong tháng vừa qua.
• WB cho rằng giá năng lượng tăng tiếp tục là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát trong khi giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định giúp cho lạm phát trong tầm kiểm soát. WB cho rằng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế được kích hoạt vào tháng 1 vừa qua có thể chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng năm nay.
Thế giới:
• Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết trong tháng 1/2022, doanh số bán lẻ – thước đo chi tiêu tại cửa hàng, trực tuyến và nhà hàng – tăng 3.8% so với tháng trước đó. Con số này đánh dấu tháng tăng mạnh nhất về chi tiêu bán lẻ kể từ tháng 3/2021 – thời điểm các gói hỗ trợ bắt đầu được phân phối cho người dân Mỹ.
• Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc cho biết quốc gia này đang theo dõi tình hình khủng hoảng Ukraine để đánh giá ảnh hưởng đến giá năng lượng hoặc nguy cơ gián đoạn các chuỗi cung ứng, bởi 92% nhu cầu của Hàn Quốc được đáp ứng bằng năng lượng nhập khẩu.Ông Yeo cũng đánh giá rằng nguồn nguyên liệu thô cho một số mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc gồm xe hơi, chip và thiết bị điện tử khả năng cao cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những nguy cơ địa chính trị.