Tin thị trường

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Nhịp sống kinh doanh -
21/05/2025
4e8b99dcb21c07425e0d-1747820192.jpg
Các diễn giả tại tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI"

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng biến động và chịu tác động mạnh từ các vấn đề môi trường, xã hội, quản trị (ESG), phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội mang tính tự nguyện đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của các tổ chức tài chính.

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành Ngân hàng, không chỉ phải quản lý các rủi ro tài chính truyền thống mà còn cần chủ động nhận diện, đo lường vừa kiểm soát những rủi ro, vừa tận dụng cơ hội liên quan đến ESG trong hoạt động cho vay, đầu tư và vận hành nội bộ.

Việc tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh và quản trị nội bộ sẽ tạo nền tảng quan trọng giúp hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp hiệu quả cho mục tiêu tăng trưởng xanh, bao trùm.

Chia sẻ tại tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững trong lĩnh vực ngân hàng với giải pháp AI" do Thời báo Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, năm 2024 số lượng doanh nghiệp lập Báo cáo Phát triển bền vững riêng biệt tăng kỷ lục là 33 tổ chức. Hầu hết các tổ chức tín dụng đã báo cáo và tích hợp nội dung phát triển bền vững trong Báo cáo thường niên cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của ngành Ngân hàng đối với các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Trong đó, có khoảng 13-15 ngân hàng thương mại đã công bố được Báo cáo phát triển bền vững độc lập của mình. Xu hướng công bố Báo cáo phát triển bền vững tăng mạnh trong năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 khi mới đây có thêm 6 ngân hàng thương mại chính thức công bố Báo cáo phát triển bền vững của mình.

Quảng cáo

Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng theo đánh giá của Phó Thống đốc, việc thực hành và công bố Báo cáo Phát triển bền vững tại Việt Nam, đặc biệt là trong ngành Ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều thách thức trong quá trình triển khai phát triển bền vững và quản trị ESG như khung pháp lý, nguồn lực, năng lực phân tích dữ liệu và đặc biệt là cách thức thu thập, xử lý thông tin một cách hiệu quả và minh bạch. Chính vì vậy, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ số hiện đại được xem là giải pháp then chốt, giúp nâng cao hiệu quả quản trị dữ liệu, tăng cường năng lực phân tích, giám sát và hỗ trợ quá trình ra quyết định một cách kịp thời, minh bạch.

“AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững”, Phó Thống đốc nhấn mạnh

aicode-1747821442.webp
AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu. (Ảnh minh họa)

Ở góc độ quốc tế, ông Mike Suffield – Giám đốc Chính sách và Nghiên cứu Chuyên sâu, ACCA toàn cầu đánh giá AI mang tiềm năng chuyển đổi lớn cho ngành tài chính, đặc biệt trong công bố thông tin phát triển bền vững. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo các rủi ro đi kèm như thiên lệch dữ liệu, thiếu minh bạch trong thuật toán và nguy cơ “greenwashing” – tẩy xanh báo cáo để đánh bóng hình ảnh.

Theo ông Mike, AI chỉ thực sự hữu ích khi được sử dụng có đạo đức, minh bạch và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Các rủi ro đạo đức có thể phát sinh ở mọi điểm chạm giữa công nghệ và dữ liệu. Ví dụ, nếu một tổ chức dùng AI để xây dựng khung báo cáo dựa trên dữ liệu huấn luyện sai lệch hoặc lỗi thời, kết quả sẽ dẫn đến hiểu lầm hoặc đánh giá sai các rủi ro và cơ hội trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính trực của báo cáo.

Trong khi đó, sử dụng các thuật toán AI tạo sinh để tự động sinh nội dung báo cáo cũng có thể dẫn đến nguy cơ “hô biến” các kết luận có vẻ mạch lạc nhưng lại thiếu liên kết giữa yếu tố tài chính và phi tài chính, trong khi đây chính là điều cốt lõi mà người sử dụng thông tin cần hiểu rõ để ra quyết định. Tình huống này đặt ra thách thức về năng lực chuyên môn và yêu cầu cao hơn về tư duy phản biện: người làm báo cáo cần đặt câu hỏi đúng, hiểu cách AI xử lý và phân tích, đồng thời đánh giá đầu ra một cách khách quan thay vì mù quáng tin tưởng.

Cũng theo ông Mike, một trong những rủi ro phổ biến hiện nay là sự phụ thuộc không kiểm chứng vào công cụ AI. Điều này xảy ra khi tổ chức không thực hiện quy trình bảo đảm, không đánh giá xem hệ thống AI đang làm gì, do ai kiểm soát, và hoạt động dựa trên cơ chế nào. Hậu quả là đầu ra của AI có thể được sử dụng cho các mục đích sai lệch hoặc thiếu kiểm soát, gây tổn hại cho cả chất lượng thông tin lẫn danh tiếng tổ chức. Trong bối cảnh đó, kỹ năng nghề nghiệp truyền thống như kiểm toán nội bộ, phân tích dữ liệu và kiểm chứng nguồn thông tin trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh