Thực trạng về hợp đồng tương lai ở Việt Nam

- 2019/06/19 13:05:00


Sau hơn một năm đi vào hoạt động, thực trạng về hợp đồng tương lai ở Việt Nam với sản phẩm đầu tiên của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã và đang phát triển ra sao. Tình hình hoạt động còn những hạn chế và giải pháp khắc phục thế nào? Sau đây, hãy cùng BSC tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đọc thêm:

1. Thành công vượt mong đợi sau hơn 1 năm chính thức vận hành

Thực trạng hợp đồng tương lai ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng hợp đồng tương lai ở Việt Nam hiện nay thành công ngoài mong đợi

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 - sản phẩm đầu tiên của thị trường chứng khoán phái sinh vừa tròn 1 năm được giao dịch vào ngày 10/8/2018. Trải qua một năm chính thức vận hành, sản phẩm đã có được sự đón nhận rộng rãi từ các nhà đầu tư. Đây là điều vượt trên cả mong đợi của ban quản lý cũng như các thành viên trên thị trường.

1.1. Bùng nổ tính thanh khoản

Sự ra đời của hợp đồng tương lai là mảnh ghép rất quan trọng. Nó bổ sung và góp phần hoàn thiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và cho thị trường phái sinh Việt Nam nói riêng. Còn đối với nhà đầu tư, đây là một công cụ kiếm lời hiệu quả cũng như quản trị rủi ro khi thị trường đi xuống.

Sau hơn một năm triển khai, tính đến tháng 12/2018, thanh khoản trung bình giao dịch của hợp đồng tương lai 4 kỳ hạn trong tháng gần nhất đã đạt xấp xỉ 120.000 hợp đồng/ ngày. Đây là con số cao vượt ngoài mong đợi.

Xét thực trạng về hợp đồng tương lai ở Việt Nam, thanh khoản bùng nổ từ giữa tháng 4 khi thị trường cơ sở tạo đỉnh. Lúc này, đỉnh điểm đã lên đến 160.000 hợp đồng/ ngày.

Thanh khoản của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 bùng nổ từ giữa tháng 4 khi thị trường chứng khoán cơ sở tạo đỉnh, đỉnh điểm lên tới hơn 160.000 hợp đồng/ngày. Rõ ràng, khi thị trường cơ sở không thuận lợi, phái sinh đã cung cấp cho nhà đầu tư thêm sự lựa chọn để kiếm lời.

Ngoài ra, cách thức vận hành sản phẩm và tạo lập thị trường cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành phần tham gia giao dịch. Hiện nay, trên thị trường không còn hiện tượng giá hợp đồng tương lai chạy quá xa so với giá trị định giá.

1.2. Thu hút đầu cơ

Giới đầu cơ là thành phần tham gia chủ yếu vào thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai đa số đều được đóng vị thế ngay trong phiên.

Trong khi đó, khối lượng hợp đồng được giữ qua đêm đã tăng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn rất thấp so với khối lượng giao dịch.

1.3. Kênh đầu tư hấp dẫn

Sự hấp dẫn chủ yếu của hợp đồng tương lai chính là tỷ lệ đòn bẩy cao dẫn đến khả năng sinh lợi nhuận nhiều. Bên cạnh đó là tính năng đóng vị thế ngay trong phiên. Trong bối cảnh thị trường cơ sở còn nhiều hạn chế, phái sinh đã và đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, nhờ vào phát huy lợi thế giao dịch hai chiều để tạo thêm nhiều cơ hội.

Có thể nói cách khác, dù chỉ số có tăng hay giảm, nhà đầu tư vẫn sẽ sinh lời nếu dự báo đúng xu hướng. Mức lợi nhuận càng lớn nếu biến động giá càng nhanh.

2. Những hạn chế và giải pháp

2.1. Nhà đầu tư tham gia

Chứng khoán phái sinh - hợp đồng tương lai

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cụ thể là hợp đồng tương lai VN30 có ba đối tượng tham gia chính, bao gồm: nhà đầu cơ, nhà quản trị rủi ro và nhà kinh doanh chênh lệch giá. Về bản chất, phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro.

Mặc dù thị trường đã có sự bùng nổ về khối lượng giao dịch, nhưng thành phần tham gia chủ yếu tại Việt Nam hiện nay vẫn là giới đầu cơ.

Đọc thêm: Chứng khoán phái sinh - Hợp đồng tương lai

2.2. Là thị trường dễ đầu cơ

Với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể sử dụng dễ dàng để đầu cơ kiếm lời nhờ vào sự chênh lệch giá mua/ bán trên thị trường. Trong một số trường hợp, giá của hợp đồng tương lai và giá tài sản cơ sở của hợp đồng có sự biến động khác nhau.

Do đó, đây chính là cơ hội để nhà đầu tư kiếm được không ít lợi nhuận mà không cần phải bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào.

2.3. Quản lý hệ thống phòng ngừa rủi ro

Hợp đồng tương lai mang đến cho những người muốn quản lý rủi ro biến động giá cơ hội để chuyển rủi ro đó sang cho các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận.

Những người chấp nhận độ rủi ro này với hy vọng lợi nhuận sẽ gia tăng không ngừng. Quá trình chuyển đổi này được gọi là phòng ngừa rủi ro.

Đọc thêm: Rủi ro của hợp đồng tương lai

2.4. Sản phẩm hợp đồng tương lai hạn chế

Một nhược điểm của chứng khoán phái sinh là sản phẩm hợp đồng tương lai vẫn còn hạn chế. Có thể xem nó như một “con dao hai lưỡi”. Sản phẩm này vừa là công cụ để quản lý rủi ro cùng vừa là nguồn cơn của rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách.

Bên cạnh đó, sản phẩm của chứng khoán phái sinh vẫn còn rất ít. Đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, hoạt động đầu cơ vẫn đang diễn ra mạnh mẽ nên tiềm ẩn không ít rủi ro.

Đọc thêm: Ưu nhược điểm của hợp đồng tương lai

Trên đây, BSC đã trình bày đến các bạn những thông tin của thực trạng về hợp đồng tương lai ở Việt Nam. Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức và cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán phái sinh để có thể đưa ra các lựa chọn đầu tư đúng đắn. Chúc mọi người thành công!

Các tin liên quan