Phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản mà hiệu quả

- 30/09/2019 10:27:39 SA


Với một phương pháp quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn sẽ có một kế hoạch chi tiêu hợp lý hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Do vậy ngay bây giờ bạn cần phải hiểu quản lý tài chính là gì cũng như cần phải biết các phương pháp quản lý tài chính tốt nhất hiện nay. Tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về hai nội dung này nhé.

Lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân mang đến một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn

1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Muốn quản lý tài chính cá nhân tốt, bạn không chỉ phải hiểu rõ bản chất của khái niệm này mà còn phải biết phương pháp quản lý tài chính cá nhân khoa học nhất. Nếu như bạn chưa sở hữu một trong các phương pháp tốt nhất thì ngay bây giờ hãy tham khảo nội dung thú vị ngay sau đây nhé.

1.1. Khái niệm

Quản lý tài chính cá nhân là ứng dụng các nguyên tắc tài chính vào việc chi tiêu nhằm sử dụng tiền một cách hợp lý nhất. Mục đích cuối cùng của quản lý tài chính chính là tạo cho bản thân một quỹ tài chính riêng để hướng tới những tương lai tốt đẹp hơn.

 

1.2. Tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân

Ngày nay, phần lớn người trẻ thường không suy nghĩ nhiều về việc quản lý tài chính, mà thường chi tiêu không kiểm soát. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc giải quyết các tình huống đột xuất cần nguồn tài chính có sẵn như ốm đau, bệnh tật… 

Bên cạnh đó quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn luôn có một khoản tiết kiệm để sẵn sàng với các biến cố ảnh hưởng đến cuộc sống. Việc quản lý chi tiêu là một việc hết sức quan trọng mà bạn cần tạo lập thói quen càng sớm càng tốt. Tự do quản lý tài chính, biết cách chi tiêu, tiết kiệm sẽ không chỉ giúp bạn hoàn thành dễ dàng những ước mơ mà còn là cách giúp bạn trưởng thành hơn, thành công hơn trong tương lai. 

1.3. Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Nắm rõ 3 nguyên tắc quản lý tài chính sau đây sẽ giúp bạn sở hữu 50% sự thành công trong tương lai.

 

  • Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được:

Tất nhiên đây là nguyên tắc quan trọng nhất là bạn cần ghi nhớ. Ví dụ với lương tháng 7 triệu, bạn không thể chi tiêu nhiều hơn con số này, vì như vậy bạn vừa không thể bỏ tiền tiết kiệm lại, thậm chí có khi phải đi vay nợ thêm bên ngoài. Nhiều người cho rằng tiêu nhiều thì sẽ tạo ra động lực để làm nhiều hơn, nhưng thực chất, việc này có thể tạo thành thói quen làm phá vỡ các kế hoạch tài chính của bạn mà thôi. 

  • Luôn lập kế hoạch cho tương lai:

Có một mục tiêu, kế hoạch rõ ràng trong tương lai chính là cách tạo ra động lực dễ dàng nhất giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn. Ví dụ nếu bạn dự định 3 tháng nữa đi du lịch cùng người thân, hãy tự vạch ra cho mình các kế hoạch, mục tiêu phấn đấu, để dành tiền đủ đi chơi. Đây cũng là một cách hoạch định tài chính mà rất nhiều bạn trẻ đang hướng tới.

  • Hãy để tiền tạo ra tiền:

Tiền tạo ra tiền là sao? Đừng để đồng tiền ngủ yên mà hãy dùng chính nó để tạo ra nhiều tiền hơn. Hợp tác kinh doanh, gửi tiết kiệm tại ngân hàng, thử chơi chứng khoán, kiếm tiền bằng phương pháp MMO,... Tất nhiên để đầu tư tiền có lãi thì bạn cũng cần có bộ óc nhanh nhạy, sáng suốt để có thể đưa ra những phương án, sự lựa chọn đầu tư hợp lý nhất. 

2. Các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Với 4 phương pháp quản lý tài chính hiệu quả sau đây chắc chắn sẽ không để các bạn thất vọng. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu phương pháp đầu tiên - học hỏi từ những người có kiến thức tài chính ngay dưới đây nhé.

2.1. Học hỏi từ những người có kiến thức tài chính

Quản lý tiền bạc cần có kế hoạch

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân là luôn lập kế hoạch cho tương lai

Một người làm kinh doanh giỏi chắc chắn sẽ là người quản lý tài chính giỏi vì họ biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và chính xác nhất. Học hỏi những người làm kinh doanh có kiến thức tài chính chính là cơ hội giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tạo lập các kế hoạch quản lý tài chính chính xác hơn.

2.2. Tham gia một khóa học về quản lý tài chính

Hiện nay có rất nhiều các khóa học về quản lý tài chính được mở ra nhằm giúp cho những bạn trẻ đang phân vân về những cách quản lý chi tiêu, giúp đồng tiền sinh lời. Các khóa học này thường mời các CEO của các công ty lớn về chia sẻ kinh nghiệm cũng như đưa ra nhiều định hướng, kiến thức tài chính cá nhân. 

 

2.3. Lập kế hoạch quản lý tài chính thông minh

Kế hoạch tài chính thông minh là vô cùng cần thiết cho mọi cá nhân. Việc lập kế hoạch cần diễn ra sớm nhất có thể cũng như luôn cần phải điều chính mỗi ngày để kết quả công việc có thể thuận lợi như mong muốn.

  • Ghi tất cả chi phí thường xuyên của bạn trong tháng: Lập danh sách những thứ mà bạn cần chi tiêu trong tháng. Ghi chép hằng ngày những hoạt động chi tiêu để tiện cho việc thống kế cũng như điều chỉnh chi tiêu hợp lý hơn. 
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ cắt giảm chi tiêu: Hãy nhờ sự tư vấn hỗ trợ từ các chuyên gia để có thể vận dụng những công cụ cắt giảm chi phí tốt nhất trong cuộc sống.
  • Mua hàng từ các website theo mô hình Groupon: Là hình thức mua hàng theo nhóm trên các website để được hưởng những ưu đãi về giá. Hiện nay rất nhiều các kênh bán hàng trực tuyến lớn cũng đều áp dụng hình thức kinh doanh này.  
  • Sử dụng các công cụ quản lý tài chính cá nhân: PocketGuard, HomeBudget, Money Lover, Fast Budget là một trong số những công cụ tài chính khá hữu ích mà bạn có thể sử dụng thử.  

2.4. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân “6 cái lọ”

 

6 bí quyết quản lý tài chính phải biết

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân "6 cái lọ" mang đến hiệu quả vô cùng tối

Công thức quản lý 6 cái lọ bí quyết quản lý tài chính cá nhân do T. Harv Eker, là người sáng lập kiêm giám đốc công ty Peak Potential Trainning. Đây là công ty đào tạo nhiều khóa học nổi tiếng trên toàn thế giới như Tư duy triệu phú (Millionaire Mind Intensive), Tư duy đột phá của doanh nhân thành công (Guerilla Business Man)…

Với công thức quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ, bạn cần chuẩn bị cho mình 6 cái chai, mỗi chai tương đương với một quỹ tài chính với những mục đích riêng. Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân 6 lọ này bao gồm:  

  • Lọ 1 - quỹ tự do tài chính (FFA) 10%: Một quỹ riêng để dành cho tương lai dài hạn của bạn, và đây được coi như nguồn động lực, mục tiêu phấn đấu. Bạn có thể nghỉ hưu sớm, thỏa mãn những đam mê sau này. Nói cách khác thì đây là nguồn quỹ dự phòng cho tương lai. 
  • Lọ 2 - quỹ tiết kiệm dài hạn (LTSS) 10%: Một nguồn quỹ luôn sẵn sàng rút ra bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn, đau ốm là điều rất cần thiết. Ngoài ra nguồn quỹ này cũng có thể sử dụng cho những dự định lâu dài tương lai như cưới vợ, xây nhà, mua xe vv...
  • Lọ 3 - quỹ giáo dục ngắn hạn (EDU) 10%: Dù bạn là ai, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì thì việc học cũng không bao giờ là dư thừa. Tạo cho mình nguồn quỹ riêng để tham gia các khóa học về tài chính, học tiếng anh sẽ giúp bạn trau dồi thêm nhiều kiến thức, vững bước tới con đường thành công hơn. 
  • Lọ 4 - quỹ nhu cầu thiết yếu (NEC) 55%: Bạn phải luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, nhu cầu làm đẹp, vui chơi giải trí thì mới có đủ sức khoẻ, tinh thần về làm việc. 
  • Lọ 5 - quỹ hưởng thụ (PLAY) 10%: Tất nhiên mục đích cuối cùng của việc làm việc kiếm tiền và tiết kiệm chính là mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Nhưng không thể vì thế mà khiến bản thân quá vất vả, mệt mỏi. 
  • Lọ 6 - quỹ cho đi (GIVE) 5%: Cho đi cũng là một dạng hạnh phúc. Nguồn quỹ này bạn có thể dùng để từ thiện, giúp đỡ bạn bè hay những người đang có hoàn cảnh khó khăn như một lời cảm ơn cuộc sống đã có phần ưu ái cho bạn hơn.

  Đọc thêm:

  • Cách quản lý tài chính cá nhân
  • Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân
  • Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Với những phương pháp quản lý tài chính cá nhân được chia sẻ trên đây, bạn hãy thử áp dụng từ ngay hôm nay để có thể làm chủ chính cuộc đời mình trong tương lai được tốt đẹp hơn.               

Các tin liên quan