Báo cáo ngành

Báo cáo Đánh giá ảnh hưởng của EVFTA_BSC Research_27062019

  • Ngày đăng

    27/06/2019

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1624

Báo cáo chi tiết

Hiện nay, EU là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai đối với Việt Nam, chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với khu vực thị trường Châu Âu. Từ năm 2000 đến 2018, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã tăng hơn 13 lần từ mức 4.1 tỷ USD lên 56.3 tỷ USD năm 2018, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng hơn 15 lần từ 2.8 tỷ USD lên 42.5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân CAGR của giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2012-2018 ước đạt 12.7%/năm. Tuy nhiên chúng tôi lưu ý tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang EU đang có xu hướng chậm dần, tăng trưởng xuất khẩu sang EU năm 2018 chỉ đạt 3.1%.

Theo số liệu của tổng cục thống kê, lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU ước tính đạt 13.7 tỷ USD, tăng 3.2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, đóng góp chính vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang EU có thể kể đến các ngành như gỗ (+73% YoY), hàng dệt may (+15% YoY), Phương tiện vận tải & phụ tùng (+41% YoY) và Thủy sản (+0.17% YoY). Chúng ta cũng có thể thấy rõ nét các ngành trên cũng chính là các ngành sẽ được hưởng lợi nhất khi hiệp định EVFTA được chính thức ký.


Theo thông cáo báo chí từ Liên minh Châu Âu (EU), hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam, tức EVFTA dự kiến sẽ được kí kết vào cuối tháng 6. Việc ký kết EVFTA ngay lập tức sẽ gỡ bỏ 85.6% số dòng thuế, tương đương với 70.3% kim ngạch hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU, đây sẽ là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường quan trọng này. Hiện tại theo dự kiến, lộ trình gỡ bỏ thuế quan đối với đa phần các ngành vẫn cần thời gian khá lâu, trừ một số ngành chủ lực có tỷ trọng lớn như thủy sản và dệt may.


Trong các nhóm ngành chịu ảnh hưởng từ hiệp định EVFTA, BSC dự báo các ngành như Dệt may, Thủy sản, Cảng biển sẽ được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp, ngoài ra cũng có một số ngành khác được xóa bỏ thuế quan nhưng không được hưởng lợi nhiều như ngành gỗ. Do đó chúng tôi cho rằng việc ký hiệp định EVFTA sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp có thể chủ động thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa sang các nước thuộc nhóm EU. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng lên các nhóm ngành nói chung và các cổ phiếu nói riêng sẽ có tính phân hóa rõ rệt dựa vào (1) Mức thuế suất của ngành và (2) Cơ cấu thị phần xuất khẩu các doanh nghiệp trong ngành.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh