Báo cáo ngành

20200121_BSC_Vietnam Sector Review_2019_VN

  • Ngày đăng

    21/01/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1685

Báo cáo chi tiết

Để đánh giá lại mức độ hiệu quả nhận định của BSC trong Báo cáo Triển vọng ngành năm 2019, chúng tôi xét đến các yếu tố gồm: (1) Diễn biến TTCK 2019; (2) Chiến lược đầu tư Ngành. Cụ thể như sau:
•    Xét về điểm số.  BSC đã dự báo khá sát điểm số VN-Index vào thời điểm cuối năm theo phương pháp trọng số lớn quanh vùng giá 960 điểm. Đồng thời, trong các đợt tăng mạnh vượt ngưỡng 1,000 điểm, VN-Index cũng tiếp cận vùng giá trọng tâm 1,050 điểm theo như lưu ý của chúng tôi. Những biến động khó lường từ bên ngoài đã có sức ảnh hưởng không nhỏ , dẫn đến việc chỉ số rơi vào kịch bản tiêu cực của BSC.
•    Xét về diễn biến thị trường. Diễn biến thị trường trong các quý bám sát với dự báo triển vọng của BSC. Cụ thể, sau khi vận động tích luỹ tạo nền giá trong quý II, VN-Index hồi phục kiểm tra lại ngưỡng kháng cự mạnh 1,000 điểm trong quý III.  Kịch bản tiêu cực với quý IV theo dự báo của chúng tôi đã xảy ra khi thị trường giảm về vùng giá 960 điểm. Nhìn chung, xu hướng của VN-Index trong năm 2019 là đi ngang, xen kẽ các nhịp tăng giảm ngắn.
•    Nhóm cổ phiếu. Về nhóm cổ phiếu, trong Báo cáo triển vọng quý IV, BSC đã dự báo KHẢ QUAN nhóm cổ phiếu: Bảo hiểm Phi Nhân Thọ, Công nghệ - Bưu chính, Dệt May, Điện, Hàng Không, Ngân hàng, Tiêu dùng – Bán lẻ. Như nhận định trong các báo cáo trước đó của chúng tôi, thị trường diễn biến khá phức tạp với độ phân hóa khá cao. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng kiến sự vượt lên mạnh mẽ của dòng cổ phiếu Bất động sản Khu công nghiệp mà chúng tôi đã lưu ý trong báo cáo triển vọng đầu năm 2019 về nhóm cổ phiếu Mid-cap. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu thuộc nhóm Viettel (VGI, VTP, CTR) có mức free-float thấp ghi nhận mức tăng mạnh nhờ vào kết quả kinh doanh cải thiện. Với sự ra đời của hai sản phẩm mới trong năm 2019 bao gồm (1) Bộ chỉ số index mới FinLead và Diamond và (2) Sản phẩm chứng quyền (CW) cũng là nhân tố xúc tác cho nhóm cổ phiếu tài chính và cổ phiếu đã kín room nước ngoài (MWG, FPT, REE)
Chúng tôi đang sử dụng bình quân hiệu suất của tất cả các cổ phiếu trong ngành trong năm 2019 (Không tính theo trọng số vốn hóa) so với hiệu suất của VNI-Index. Ngoại trừ ngành cao su có mức tăng điểm đều hầu hết các cổ phiếu trong ngành và vượt hiệu suất index thì các nhóm ngành còn lại đều kém hơn hiệu suất của VNI-Index. Điều này cho thấy sự lựa chọn cổ phiếu là không dễ dàng, ví dụ trong ngành công nghệ (FPT), tiêu dùng bán lẻ (MWG, SAB), ngân hàng (VCB). Sự tăng điểm của VN-Index sát với phần lớn dự báo vĩ mô của chúng tôi trong Q4/2019.
•    Nhận định về các thông tin ảnh hưởng đến Vnindex và TTCK năm 2019. Thị trường chứng khoán năm 2019 được dẫn dắt chính bởi dòng vốn ngoại với mức mua ròng 7,399 tỷ đồng, đánh dấu việc đón nhận dòng vốn trong ba năm liên tiếp. Tuy nhiên, việc mua ròng lại có độ tập trung tương đối cao vào một số cổ phiếu như VIC (5,272 tỷ - bao gồm giao dịch mua ròng thỏa thuận 5,896 tỷ của SK Group), E1VFVN30 (2,430 tỷ), chưa có sự lan tỏa đều. Nếu loại trừ hai mã trên, năm 2019 Việt Nam bị bán ròng ở mức nhẹ.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, đặc biệt là chuyển đổi trạng thái của các chính sách kinh tế từ các nước phát triển sang xu hướng nới lỏng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thị dòng vốn ngoại. Cụ thể, các yếu tố vĩ mô bao gồm: (1) Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung; (2) FED giảm lãi suất ba lần trong năm; (3) Kí hiệp định thương mại EU-EVFTA. Một số yếu tố nội tại tác động đến thị trường năm 2019 chủ yếu đến từ (1) sự quay đầu rút ròng của khối ngoại trong Q4/2019. (2) Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%. Trong năm 2018, BSC đã công bố các báo cáo bao gồm: (1) Quyết định 1870 về Lãi suất tác động đến kinh tế vĩ mô, thị trường chứng khoán và các ngành hưởng lợi, (2) Đánh giá ảnh hưởng của EVFTA, (3) Tổng kết KQKD 2018 và (4) Tổng kết KQKD 6T.2019.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh