Tin thị trường

'Cánh tay thép' đứng sau loạt ông lớn VinFast, Toyota… tham vọng góp mặt trong chuỗi dự án đường sắt, điện hạt nhân 100 tỷ USD

Người quan sát -
06/07/2025
Doanh nghiệp A-Z

'Cánh tay thép' đứng sau loạt ông lớn VinFast, Toyota… tham vọng góp mặt trong chuỗi dự án đường sắt, điện hạt nhân 100 tỷ USD

Ánh Nguyệt 06/07/2025 - 20:01

Đơn vị này đang đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời thành lập các tổ nghiên cứu chuyên ngành, sẵn sàng tham gia chuỗi dự án đường sắt và điện hạt nhân trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi thăm và làm việc với Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) - đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo và tích hợp thiết bị cơ khí phục vụ nhiều lĩnh vực kinh tế trọng điểm.

Theo báo cáo, trong lĩnh vực ô tô - xe máy, NARIME hiện là đơn vị dẫn đầu trong nước về thiết kế và chế tạo dây chuyền thiết bị đồ gá hàn thân vỏ ô tô, đáp ứng tiêu chuẩn của nhiều hãng xe lớn như BMW, Honda, Toyota, Hyundai, Ford và VinFast. Viện đã cung cấp dây chuyền cho các dòng xe điện như VFe34, VF8, VF9, VF5, VF6, VF7, VF3, LIMO7 cùng các mẫu xe buýt điện dài 6 - 12m. Các sản phẩm mới như Minivan, VF71, Ebus 6m… cũng đang được tiếp tục triển khai.

'Cánh tay thép' đứng sau loạt ông lớn VinFast, Toyota… tham vọng góp mặt trong chuỗi dự án đường sắt, điện hạt nhân 100 tỷ USD
NARIME đã thiết kế và chế tạo dây chuyền thiết bị đồ gá hàn thân vỏ ô tô cho loạt hãng xe lớn như VinFast, Toyota, Honda Việt Nam

Trong ngành năng lượng, NARIME đã sớm làm chủ công nghệ thiết kế và tích hợp hệ thống phát điện từ nhiệt dư, giúp các nhà máy thép và xi măng như Vicem Hoàng Mai, Bỉm Sơn và Hoàng Thạch tiết kiệm hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng.

Về chuyển đổi xanh, Viện tổ chức các đoàn khảo sát tại nhiều quốc gia có kinh nghiệm phát triển điện mặt trời như Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Malaysia… để đưa ra giải pháp phù hợp với điều kiện trong nước. Một số dự án nổi bật có thể kể đến như thiết kế, lắp đặt hệ thống phao và neo tại nhà máy điện mặt trời Đa Mi, hồ Tầm Bó và hồ Gia Hoét.

Trong lĩnh vực công nghệ cao, NARIME tích cực đầu tư nhân lực, tài chính và hợp tác với các đối tác trong - ngoài nước để từng bước làm chủ các hệ thống tự động hóa theo hướng công nghiệp 4.0.

Ở lĩnh vực thủy điện, Viện đã phối hợp cùng các đơn vị cơ khí trong nước thiết kế, chế tạo thiết bị cho hơn 29 công trình thủy điện, trong đó có các dự án lớn như thủy điện Sơn La (2.400MW), thủy điện Lai Châu (1.200MW).

Đối với các nhà máy nhiệt điện, NARIME đã làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống thải tro xỉ, bốc dỡ than và phòng cháy chữa cháy cho các nhà máy lớn như Vũng Áng 1, Thái Bình 1, Sông Hậu 1 và Nghi Sơn 2.

Đáng chú ý, Viện đã thiết kế, chế tạo và vận hành thành công hệ thống bốc dỡ - vận chuyển than cho Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, với tỷ lệ nội địa hóa đạt 50,6%, tương đương với công nghệ từ các nước G7. Đây là bước tiến quan trọng mở ra hướng phát triển mới cho ngành cơ khí trong nước.

Trong ngành khai khoáng, Viện đã tiếp nhận và làm chủ công nghệ chế biến nhôm - bô xít, hiện đang đóng vai trò tư vấn cho các dự án mới và mở rộng công suất các nhà máy alumin của Tập đoàn Việt Phương, Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC)… giúp chủ đầu tư tiết kiệm hàng chục triệu USD cho mỗi dự án.

Hiện Viện đang chủ động đào tạo đội ngũ kỹ sư (14 người được đào tạo thạc sĩ điện hạt nhân tại Hàn Quốc) và thành lập các tổ nghiên cứu chuyên ngành, sẵn sàng tham gia chuỗi dự án đường sắt và điện hạt nhân (tổng vốn đầu tư hơn 100 tỷ USD) trong tương lai.

'Cánh tay thép' đứng sau loạt ông lớn VinFast, Toyota… tham vọng góp mặt trong chuỗi dự án đường sắt, điện hạt nhân 100 tỷ USD
Toàn cảnh buổi họp (Ảnh: Cấn Dũng)

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh vai trò then chốt của ngành cơ khí, chế tạo trong phát triển kinh tế bền vững. Đây là ngành không chỉ cung cấp đầu vào cho nhiều lĩnh vực công nghiệp mà còn tạo ra giá trị gia tăng, góp phần nâng cao năng lực tự chủ và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Bộ trưởng cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ của Viện Nghiên cứu Cơ khí và các viện trực thuộc cần gắn chặt với mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp công nghệ cao và sản xuất thông minh, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang đẩy mạnh các chính sách phát triển khoa học - công nghệ và ngành cơ khí, chế tạo, hướng tới nền kinh tế hiện đại, tự cường.

>> Âm thầm chuẩn bị từ 8 năm trước, một đại gia xây dựng sẵn sàng góp mặt tại siêu dự án đường sắt 67 tỷ USD

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh