Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 29_Thị trường tích cực củng cố đáy đáy ngắn hạn_220718

  • Ngày đăng

    17/07/2022

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    828

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM

Phân hóa trước KQKD quý II
Trước áp bán ròng 1,183 tỷ của khối ngoại, VN-Index vẫn giao dịch khá tích cực với mức tăng 0.68% cùng với khối lượng giao dịch tăng 11% so tuần trước. Các cổ phiếu ngành phân bón có mức hồi phục mạnh từ 4% - 8% trước số liệu hải quan cho thấy 6 tháng đầu năm lượng xuất khẩu đã vượt cả năm 2021. Ngành chứng khoán cũng có tuần thứ 4 tăng điểm. Diễn biến thị trường cho thấy các nhóm cổ phiếu giảm sâu đang hồi phục tốt trong khi diễn biến phân hóa diễn ra ở các ngành quy mô vốn hóa lớn kéo theo vận động giằng co của các chỉ số. Quan điểm của Thống đốc NHNN về việc giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dù chịu sức ép lạm phát, và mùa công bố KQKD quý II tích cực là những yếu tố ủng hộ cho VN-Index củng cố đáy ngắn hạn và tăng điểm trong tuần tới.
Báo cáo kinh tế vĩ mô toàn cầu do Ngân hàng Standard Charter nhận định GDP Việt Nam lần lượt 6.7% và 7% vào 2022 và 2023 và lạm phát dự báo ở mức 4.2% và 5.5%. Ngân hàng nhà nước duy trì lãi suất chính sách ở mức 4% năm 2022 và có thể tăng 0.5% trong 2023. Báo cáo chỉ ra 3 yếu tố có thể ảnh hưởng triển vọng kinh tế gồm sự lây lan chủng covid mới, Hoa Kỳ giảm thuế hàng hóa từ Trung Quốc và suy thoái toàn cầu xảy ra. So với báo cáo HSBC, dự báo tăng trưởng 2022 thấp hơn 0.2% năm 2022 nhưng cao hơn 0.7% năm 2023. Yếu tố lạm phát tương đồng khi dự báo trên 4% năm 2022 tuy nhiên dự báo lãi suất tích cực hơn nhiều so với HSBC. Trước đó HSBC dự báo Ngân hàng nhà nước có thể tăng lãi suất 0.5% kể từ quý 3/2022 và tăng 0.5% mỗi quý đến quý 3/2023 và đạt 6.5% cuối năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
Chứng khoán Hoa Kỳ biến động mạnh cùng với báo cáo lạm phát
Giảm mạnh trước thông tin báo cáo lạm phát tiêu cực, TTCK Hoa Kỳ nhanh chóng hồi phục cuối tuần khi đón nhận thông tin KQKD II và doanh số bán lẻ tích cực. Diễn biến đi ngang cũng diễn ra ở hầu hết các thị trường phát triển chủ chốt ngoài Nhật Bản tăng 1%. Sau nhiều tuần tăng điểm liên tiếp, TTCK Trung Quốc ghi nhận tuần giảm mạnh -3.8% trước số liệu tăng trưởng GDP quý II yếu kém và chính sách zero covid tại một số thành phố. Chỉ số hàng hóa Bcom Index giảm 2%, với mức giảm trên diện rộng của nhiều mặt hàng. Giá vàng ghi nhận 5 tuần giảm liên tiếp trong khi giá dầu cũng ghi nhận mức giảm 6.8%. FED đẩy nhanh tiến tăng tăng lãi suất, USD Index tăng giá cùng với triển vọng kinh tế tăng trưởng yếu kéo theo sự giảm của nhiều loại hàng hóa. 
Lạm phát Hoa Kỳ tháng 6 tiếp tục đạt đỉnh mới khi tăng 9.1%, cao nhất trong 41 năm, so với dự báo 8.8%. Giá thực phẩm, năng lượng và giá nhà đóng góp chủ yếu vào mức tăng. Dù vậy giá xăng đang hạ nhiệt kéo theo kỳ vọng vọng về khả năng đạt đỉnh lạm phát trong tháng 7. Sau báo cáo lạm phát, thị trường bắt đầu tin vào kịch bản Fed nâng 1% với xác suất 80% vào sáng ngày 14/07, nhưng sau đó giảm xuống còn 44% vào buổi chiều. Các dự báo vẫn cho thấy khả năng FED tăng lãi suất từ 0.75% trong kỳ họp tháng 7. Trước đó, các Ngân hàng TW cũng gấp rút nâng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát. NHTW Canada tăng 1%, Hàn Quốc tăng 0.5%, New Zealand tăng 0.5%. Cùng với đó tăng trưởng GDP Trung Quốc chỉ ở mức 0.4% quý II so với dự báo 1.2% trong bối cảnh tiếp tục thực hiện zero covid ở một số thành phố và căng thẳng thị trường BĐS cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa công bố KQKD quý II.
• Ngày 18/7, CPI Nhật Bản và Newzealand. 19/7, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; CPI EU; Tỷ lệ thất nghiệp Anh. 20/7, CPI và Doanh thu bán lẻ Anh; CPI Canada; Doanh thu nhà qua sử dụng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 21/7, Lãi suất, biên bản chính sách tiền tệ Nhật; PMI EU, Anh; Lãi suất và chính sách tiền tệ EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 22/7, Doanh thu bán lẻ Canada; PMI Hoa Kỳ.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh