Ngày đăng
11/05/2025
Tên chuyên viên
Nguyễn Giang Anh
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Lượt tải về
10
TTCK THẾ GIỚI
TTCK giữ đà hồi phục sau thông báo thỏa thuận Hoa Kỳ - Anh
Kết quả đàm phán sơ bộ Hoa Kỳ - Anh cho thấy bước chuyển biến mới đầu tiên sau khi Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới. Điều này cũng hỗ trợ cho các thị trường quốc tế hồi phục. Các chỉ số CK Hoa Kỳ đã tăng được trung bình 7% trong tháng, và thu hẹp mức giảm so với đầu năm xuống còn 3.7%.
- Các chỉ số CK Hoa Kỳ đi ngang trong 5 phiên giao dịch tính đến 9/5, EU600 +0.2%, Nikkei 225 +1.5%; CSI 300 +1%.
- Chỉ số hàng hóa +1%, trong đó năng lượng (dầu +4.5%), kim loại (vàng +2.7%, bạc +1.8%; thiếc +7.0%, chì +1.9%) trong khi nhiều mặt hàng nông sản giảm (lúa mì -2%, bông -4% và khoai tây -8%)
- Chỉ số DXY kết thúc chuỗi tuần giảm khi tăng 0.4% về lại trên 100 điểm, cùng lợi tức TP Hoa Kỳ 10y tăng nhẹ về mức 4.38%.
FED giữ nguyên lãi suất từ 4.25% - 4.5% trong kỳ họp chính sách tháng 5. Các quan chức FED lo ngại kịch bản thuế quan có thể tạo ra tình trạng đình lạm tuy nhiên phần lớn thành viên cho rằng FED đang ở vị trí thuận lợi để kiên nhẫn theo dõi và điều chỉnh chính sách tiền tệ. Xuất siêu mạnh đã tác động đến mức tăng trưởng -0.3% của GDP trong quý I dù vậy FED giữ nhận định kinh tế tiếp tục mở rộng ở mức độ vững chắc, nhận định đang được củng cố bởi thị trường lao động mạnh. NĐT đang dự báo xác suất 20% FED giảm lãi suất tháng 6 và 56% vào tháng 7, cũng như kỳ vọng FED sẽ có 3 đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2025.
Cung tiền M2, các khoản vay mới, doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Úc; GDP Anh; CPI, Doanh thu bán lẻ, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ là thông tin chú ý trong tuần tới.
TTCK VIỆT NAM
Thị trường hồi phục trên diện rộng sau kỳ Nghỉ Lễ
VN-Index tăng mạnh 3.3% và thanh khoản +22% sau kỳ nghỉ Lễ. Thanh khoản dù vậy vẫn chỉ giữ ở mức trung bình tương đương với tuần trước kỳ nghỉ Lễ. Vận động luân chuyển ngành rõ rệt và khối ngoại quay lại mua ròng chưa đủ sức kéo dòng tiền tăng trưởng bắt kịp đà hồi phục của chỉ số.
- Nhóm cổ phiếu họ VIC duy trì đà tăng tốt, đóng góp 34% mức tăng điểm của VN-Index. Những cổ phiếu lớn giảm mạnh thời gian qua như GVR, FPT, GAS, BSR đều hồi phục tốt.
- Thị trường tăng điểm với độ rộng lớn với 18/18 ngành tăng điểm, dòng tiền luân chuyển rõ rệt qua một số nhóm ngành dù. Bất động sản, dầu khí, hóa chất là những ngành có mức tăng trên 8%.
- Khối ngoại chuyển sang mua ròng 49 triệu USD sau chuỗi tuần bán ròng.
Tính đến 9/5, 3 sàn đã có 1,116 công ty công bố KQKD với mức tăng trưởng LNST toàn thị trường, Hose và VN30 lần lượt 24.1% yoy, 13.3% yoy và 17.2%. Mức tăng trưởng giảm so với Q4 2024 yoy do tính chu kỳ nhưng tăng 2.5 lần so với Q1 2024 yoy. Xu hướng tăng trưởng theo quý và năm yoy kỳ tiếp tục được củng cố sau khi đã lập đáy trong Q1 2023. Xét về ngành, Bán lẻ, bất động sản, tiện ích, hóa chất, công nghệ thông tin, tài nguyên cơ bản, hàng cá nhân và gia dụng có mức tăng trưởng LNST Q1 yoy lần lượt 72.8%, 56.3%, 48.7%, 37.9%, 36.4%, 28.1% và 27.8%, vượt qua mức tăng toàn thị trường đồng thời phân hóa rõ nét với 6/19 ngành tăng trưởng âm.
Cùng với kỳ họp QH, đàm phán thương mại ảnh hưởng lớn đến vận động tiếp theo khi VN-Index tiến dần về vùng kháng cự. TT đang phân hóa, thanh khoản thấp và phục thuộc nhiều vào sự dẫn dắt của 1 nhóm cổ phiếu lớn do vậy NĐT vẫn cần giữ tỷ trọng danh mục vừa phải và linh hoạt trong ngắn hạn.
04/05/2025
9 Lượt tải xuống
Tải xuống27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
22 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
32 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống