Chiến thuật tuần tới:
Thị trường có thêm một tuần giảm điểm, lực bán mạnh ở các ngành chủ chốt như Dầu khí, Ngân hàng, Xây dựng và BĐS do lực cầu yếu và tâm lý dao động trước thông tin bất lợi từ thế giới và khối ngoại bán ròng. NĐT nước ngoài quay lại mua ròng 2 phiên cuối tuần giúp thị trường ổn định cho dù thanh khoản giao dịch vẫn khá hạn chế. TTCK Việt Nam chưa được đưa vào danh sách xem xét nâng hạng của MSCI dù vậy việc Argentina nâng hạng (Kuwait đưa vào dnh sách xem xét) thì nhiều khả năng quỹ iShare sẽ nâng tỷ lệ cổ phiếu Việt Nam thêm khoảng 6% tương đương với 35 triệu USD trong kỳ review tới. Cùng với đó là hoạt động tăng tỷ trọng của các quỹ tracking theo chỉ số MSCI frontier sẽ là thông tin tích cực về dòng tiền khối ngoại trong ngắn hạn. Với diễn biến thị trường trong 2 phiên cuối tuần, VN-Index có cơ hội tích lũy lại và chờ thông tin tích cực về vĩ mô và KQKD quý II để hồi phục giá.
Giá xăng giảm hơn 300 đồng chiều ngày 22/6, bên cạnh đó giá viện phí nhiều dịch vụ sẽ giảm mạnh theo quy định mới của Bộ Y tế có hiệu lực vào 15/7 hỗ trợ kiềm chế CPI và ổn định vĩ mô.
Thị trường thế giới tuần qua biến động mạnh, TTCK các nước chủ chốt nước phát triển giảm bình quân trên 1.2%, trong khi nhiều thị trường khu vực giảm mạnh như Phillipines (-6.2%), Trung Quốc (-4.4%), Thailand (-4.1%), Malaysia (-3.8%), Indonexia (-4.1%). USD Index chững đà tăng dù vậy đồng nội tệ một số quốc gia trong khu vực vẫn có tốc độ mất giá mạnh như Indonexia (-1.5%), Myanma (-1.8%), Trung Quốc (-1.5%), Parkistan (-1.8%). Hoạt động rút vốn tiếp tục diễn ra ở tất cả các nước khu vực, ngoại trừ thị trường Việt Nam được mua ròng gần 10 triệu USD. Những biến động này đã ảnh hưởng không nhỏ tâm lý NĐT và cần tiếp tục theo dõi dù vậy khối ngoại mua ròng trở lại là chỗ dựa tâm lý quan trọng trong bối cảnh thế giới và khu vực vẫn đang có nhiều biến động khó lường.
Biến động tăng giảm mạnh trong tuần, VN30 đóng cửa giảm 3.2%. Tâm lý bi quan khiến cho các HĐTL giảm lần lượt -5.4%, -4.4%, -5.1% và -6.4%. HĐTL 1806 đáo hạn với mức discount -0.18% và được thay thế bằng 1808. Trạng thái chênh lệch giữa các HĐTL với VN30 lần lượt -0.6%, -0.5%, -0.3% và 0.2%. Chỉ số biến động mạnh thu hút NĐT đẩy mạnh hoạt động trading trong tuần. Thanh khoản tăng vọt 30% và đạt kỷ lục với mức 10,325 tỷ/phiên. HĐ mở giảm 9% về mức 9,580 hợp đồng. VN30 đang tích lũy tích cực và đã vượt SMA200, mở đường cho khả năng hồi phục tăng điểm tuần sau và cơ hội cho nắm giữ trọng thái long.
Cuối tuần, OPEC và Nga đã nhất trí chỉ tăng nhẹ sản lượng khai thác. Kết quả này đã khiến giá dầu thế giới tăng tới 5% khi mức tăng trưởng sản lượng dầu không lớn như dự tính. Các cổ phiếu dầu khí trong tuần tới sẽ là một trong những tâm điểm hấp dẫn dòng tiền thông minh.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Thị trường vẫn biến động nhanh khi tâm lý chưa ổn định. Theo dõi diễn biến tại ngưỡng tâm lý SMA200 và 1,000 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Tiếp tục cơ cấu danh mục, đón đầu KQKD quý II.
Danh mục đầu tư tuần tới: Theo dõi và chờ thị trường chung có dòng tiền trở lại
Kết quả danh mục tuần vừa qua
Danh mục Ngắn hạn: Hiệu suất danh mục giảm 0.00%
Danh mục Canslim: Hiệu suất danh mục giảm -3.87%
Danh mục Cơ bản: Hiệu suất danh mục giảm -3.53%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Công bố các thông tin vĩ mô tháng như CPI, FDI, SXCN, XNK và đáng lưu ý là GDP dự kiến quý II.
• Kết quả kinh doanh quý II dự kiến của một số doanh nghiệp niêm yết.
• Ngày 26/6, Mỹ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng.
• Ngày 27/6, Chủ tịch NHTW Anh và Canada phát biểu.
• Ngày 28/6, Mỹ công bố lần cuối GDP q/q.
• Ngày 29/6, Anh công cố tài khoản vãng lai; Canada công bố GDP m/m.
04/05/2025
9 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống