Chiến thuật tuần tới
Diễn biến giằng co sau tuần biến động mạnh, VN-Index có 3 tuần giảm, độ rộng lớn với 16/20 ngành giảm điểm. Giá dầu quay đầu giảm mạnh 4.6% kéo theo sự mất giá của nhiều cổ phiếu ngành dầu khí trong khi nhiều cổ phiếu trong ngành sản xuất tăng mạnh. Trước biến động tiêu cực và diễn biến khó lường của thị trường thế giới, NĐT giữ tâm lý thận trọng, hạn chế giao dịch kéo theo thanh khoản giảm sút mạnh. Diễn biến thị trường dù vậy không quá tiêu cực theo một chiều mà phân hóa khá mạnh. Nhiều cổ phiếu giảm mạnh khi đón nhận KQKD không như kỳ vọng, ngược lại nhiều cổ phiếu nhỏ tăng giá mạnh trước khi công bố QKKD. Tính đến 19/10, 153 công ty niêm yết HSX và HNX đã công bố KQKD quý III và phần lớn các cổ phiếu còn lại sẽ công bố tuần sau là thông tin hỗ trợ tâm lý cho thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ có những phiên dao động mạnh, tăng giảm khó lường, cùng với sự sụt giảm mạnh của thị trường Trung Quốc tiếp tục mang đến tâm lý bất an của NĐT toàn cầu. Khối ngoại duy trì bán ròng ở hầu hết các thị trường trong khu vực. Chỉ số USD Index 0.8% chủ yếu so với mức giảm -0.9% của EUR và ảnh hưởng không đáng kể lên các đồng tiền khác. Giá dầu dù vậy giảm mạnh khi tồn kho dầu thô Mỹ tăng tuy nhiên có thể không kéo dài trước nguy cơ khủng hoảng ngoại giao Mỹ và Ả rập Saudi. Trong nước các Ngân hàng thương mại có xu hướng tăng lãi suất huy động trong khi mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng và giữ trên 3% ở tất cả các kỳ hạn.
153/759 công ty niêm yết công bố KQKD quý III, theo đó tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 3,517 tỷ, tăng 13% so với cùng kỳ. Mức độ phân hóa mạnh khi chỉ có 80/153 có tăng trưởng lợi nhuận so cùng kỳ và có 15/153 công ty thua lỗ. Xét về nhóm những cổ phiếu đóng góp lớn cho mức tăng lợi nhuận, DGC (+341 tỷ), VIX (+105 tỷ), ANV (+81 tỷ), PHR (+73 tỷ) và AMV (+66 tỷ). HSG (-189 tỷ), NTP (-89 tỷ), THI (-57 tỷ), SLS (-50 tỷ) và (-KHP (-42 tỷ) là những cổ phiếu giảm sút lợi nhuận tuyệt đối lớn nhất.
VN30 có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp với mức giảm -1.3%. Các HĐTL đang có mức chênh lệch giá với VN30 lần lượt 0.05%, -0.02%, -0.05% và -0.07%. HĐTL 1810 đáo hạn với mức discount -0.8% và thay thế bằng 1906. VN30 tiếp tục giảm, thu hút NĐT trong ngắn hạn, qua đó cải thiện thanh khoản bình quân lên 10,027 tỷ/ phiên, tăng 17% so cuối tuần trước. HĐ mở tăng 1%, giữ ở mức 13,412 hợp đồng so cuối tuần trước. VN30 đang quay lại kiểm tra đáy ngắn hạn 920 điểm với thanh khoản thấp. Khoảng chênh lệch giá thấp không mang lợi thế cho bên long hay short, trạng thái long cân nhắc mở lại khi vượt 945 điểm với KLGD cải thiện, ngược lại trạng thái short chiếm ưu thế khi VN30 rơi dưới 920 điểm.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Thị trường đã quay lại vùng rủi ro sau khi giảm dưới kênh giá ngắn và giao động biên độ lớn. Theo dõi phản ứng giá tại 2 cạnh của dải mây Ichimoku lần lượt 944 điểm và 977 điểm cho hoạt động trading ngắn hạn.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Duy trì tỷ trọng theo dõi thông tin bên ngoài.
Danh mục đầu tư tuần tới: Chốt lỗ cổ phiếu HBC tại mức giá 23.7 trong danh mục ngắn hạn.
Kết quả danh mục tuần vừa qua
Danh mục Ngắn hạn: Hiệu suất danh mục giảm -4.27%
Danh mục Canslim: Hiệu suất danh mục giảm -2.63%
Danh mục Cơ bản: Hiệu suất danh mục giảm -1.92%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Tuần trọng điểm công bố KQKD quý III các công ty niêm yết.
Công bố các chỉ tiêu vĩ mô lạm phát, XNK, sản xuất công nghiệp
Quốc hội kỳ họp thứ 6 khai mạc từ 22/10 và kéo dài đến 21/11, bầu lãnh đạo nhà nước, tiến hành phê duyệt Hiệp định CPTPP và thông qua một số luật khác.
Ngày 24/10, Chỉ số PMI Đức, Pháp; công bố chính sách tiền tệ, lãi suất qua đêm Canada; 25/10, ECB họp báo và công bố ãi suất tái cấp vốn, Mỹ công bố đơn đặt hàng lâu bền; 26/10, Mỹ công bố GDP q/q.
04/05/2025
9 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống