Báo cáo vĩ mô tuần

Week 45_Mong manh kiểm tra đáy cũ_20181026

  • Ngày đăng

    29/10/2018

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    597

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới
Chịu sức ép từ biến động tiêu cực từ thị trường thế giới, VN-Index có tuần giảm mạnh trên 6% với 19/20 ngành giảm điểm. Sắc đỏ phủ trên diện rộng khi 280/370 cổ phiếu trên Hose giảm điểm trong tuần. Sự suy yếu nhanh của các cổ phiếu chủ chốt như VHM (-8.3 điểm), GAS (-6.2 điểm) và nhóm Ngân hàng VCB, BID, TCB (-12.6 điểm) là một trong nguyên nhân kéo chỉ số giảm mạnh trong mùa công bố KQKD khá tích cực. KQKD cải thiện mạnh và sự sụt giảm ở các cổ phiếu lớn đang giúp cho VN-Index có mức P/E thấp nhất trong 1 năm gần đây. Dù vậy điều này cũng chưa thể thu hút lại sự chú ý của NĐT vốn đang có tâm lý chán nản biểu hiện qua lực bắt đáy yếu và tính độ đàn hồi thị trường kém. Các chỉ số đang dần về lại vùng đáy tháng 7/2018, và với diễn biến hiện tại không dễ cho chỉ số trụ vững trên vùng đáy cũ này. Kiểm soát rủi ro bằng cách giữ tỷ lệ cổ phiếu an toàn và tiếp tục đứng ngoài quan sát vẫn là điều nên làm lúc này.
Chỉ số chứng khoán các quốc gia đồng loạt giảm điểm, cùng với đó là các mặt hàng trên thị trường hàng hóa cũng đều giảm điểm ngoại trừ sự lên giá các kim loại quý như Vàng, bạc. Trên thị trường tiền tệ, USD Index tăng thêm 1%, chủ yếu từ sự giảm giá 1.3% của EUR trong khi các đồng tiền khác khá ổn định. Trong nước tỷ giá USD/VND cũng không có biến động, tuy nhiên lãi suất liên Ngân hàng có tuần tăng đột biến ở các kỳ hạn ngắn vượt qua cả kỳ hạn 6 tháng và giữ ở mức trên 4.6%. Lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng tăng lần lượt 164, 139, 97 và 42 điểm % so với cuối tuần trước. Biến động này cho thấy thanh khoản hệ thống đang căng thẳng trở lại từ thiếu hụt tiền đồng và nhu cầu dự trữ thanh toán, cho vay vào cuối năm.
355 công ty công bố KQKD quý III, đưa danh sách công bố lên 508/759 công ty niêm yết chiếm tỷ lệ 67% số công ty niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 24,867 tỷ, tăng 27% so với cùng kỳ. Mức độ phân hóa mạnh tiếp tục ghi nhận khi 53% công ty tăng trưởng lợi nhuận so cùng kỳ và cũng có 58/508 công ty công bố thua lỗ. Xét về nhóm những cổ phiếu đóng góp lớn cho mức tăng lợi nhuận, các cổ phiếu Ngân hàng chiếm 3 vị trí trong top 5 cổ phiếu dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuân tuyệt đối gồm GAS(+1,299 tỷ), VCB (+791 tỷ), ACB (+763 tỷ), MBB (+566 tỷ) và VHC (+440 tỷ). Ở chiều ngược lại, VPB (-494 tỷ), POM (-221 tỷ), HSG (-189 tỷ), STB (-144 tỷ) và TDC (-98 tỷ) là những cổ phiếu giảm sút lợi nhuận lớn nhất. Các cổ phiếu lớn giảm giá mạnh, cùng với sự cải thiện KQKD quý III giúp cho P/E VN-Index giảm nhanh từ 18.18 lần ngày 4/10 xuống còn 15.85 lần vào ngày 26/10, mức thấp nhất trong 1 năm gần nhất. Hoạt động công bố KQKD sẽ hoàn tất cơ bản trong tuần tới, và còn kéo chỉ số P/E thị trường giảm thấp hơn nữa là chốt chặn cho đà bán lan rộng.  
VN30 có 4 tuần giảm điểm liên tiếp với mức giảm mạnh -5.4%. Các chỉ số đều tiến sát vùng đáy cũ, tâm lý suy yếu khiến kéo theo sự giảm giá nhanh của các HĐTL và mở rộng trạng thái chênh lệch giá khá lớn so với biến động của nhiều tháng gần đây. Mức chênh lệch giá với VN30 lần lượt -1.2%, -1%, -1.1% và -0.9%. Xu hướng giảm sút mạnh của VN30 tiếp tục thu hút mạnh NĐT trong ngắn hạn, qua đó tang nhanh mức thanh khoản bình quân thị trường lên mức 13,983 tỷ/ phiên, tăng 39% so cuối tuần trước. HĐ mở tăng 13% lên mức 15,207 hợp đồng so cuối tuần trước. VN30 sẽ quay lại kiểm tra đáy 871 điểm và có thể hình thành vùng giảm điểm tiếp theo. Hoạt động trading nhanh vẫn có nhiều lợi thế lợi vùng bán quá hiện tại.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Thị trường kiểm tra đáy 885 điểm với thanh khoản thấp. Hạn chế bắt đáy, theo dõi phản ứng giá tại ngưỡng hỗ trợ này.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Cơ cấu danh mục, giảm tỷ trọng  mức an toàn.
 
Kết quả danh mục tuần vừa qua
Danh mục Ngắn hạn: Hiệu suất danh mục giảm -6,72%
Danh mục Canslim: Hiệu suất danh mục giảm -6,62%
Danh mục Cơ bản: Hiệu suất danh mục giảm -8,32%
 
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Các công ty niêm yết cơ bản hoàn thành hoạt động công bố KQKD quý III trong tuần tới.
Các thị trường thế giới đang biến động mạnh, cùng với sự thoái lui của dòng vốn ngoại đang ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và xu hướng của thị trường.
Ngày 29/10, EU dự báo kinh tế 2019-2020, tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản; 30/10, Tăng trưởng GDP sơ bộ Châu Âu, chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ, công bố chính sách tiền tệ và lãi suất của Nhật Bản; 1/11, Anh công bố PMI, báo cáo lạm phát, lãi suất Ngân hàng và tóm tắt chính sách tiền tệ; 2/11, Mỹ công bố thay đổi lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh