Chiến thuật tuần tới
VN-Index tiếp tục biến động giằng co tại ngưỡng tâm lý 1,000 điểm trước áp lực chốt lãi ngắn hạn, sự chững lại từ dòng tiền ngoại và sự phân hóa từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Trong tuần qua, trong khi VIC và VHM vẫn duy trì đà tăng giá thì VNM đã giảm điểm. Sự hỗ trợ tăng giá của nhóm cổ phiếu Ngân hàng (BID, VCB, CTG) chưa thể giúp VN-Index vượt qua 1,000 điểm. Dòng tiền tiếp tục lan tỏa trên diện rộng giúp 13/18 ngành tăng điểm trong đó có sự tăng điểm đột biến từ một số cổ phiếu có tính thị trường cao trước đây. Xu hướng giằng co trong khoảng 950 – 1,000 điểm còn tiếp tục trước khi xác lập một xu hướng rõ ràng hơn trong ngắn hạn. Ngoài ra, 2 ETFs sẽ đẩy mạnh cơ cấu danh mục, hoạt động mua vào ở các nhịp trũng giá có thể cân nhắc vào tuần tới.
Các thị trường chứng khoán chủ chốt trên thế giới giảm điểm, dòng vốn ngoại rút ròng ở hầu hết các nước khu vực ngoại trừ Indonesia và Việt Nam. Triển vọng kinh tế thế giới không sáng sủa, một số nước điều chỉnh triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. USD Index tăng 1%, mức tăng chủ yếu so với các đồng tiền chủ chốt và đa số các đồng nội tệ khác. Vận động ngược chiều với USD Index, chỉ số hàng hóa Bcomp giảm 0.8%, mức giảm chủ yếu đến từ sự giảm giá của các nguyên vật liệu (Đồng giảm -1.3%, Nhôm -2.9%, Chì -2.6%) và một số hàng hóa tiêu dùng (Lúa mì -4.6%, Đường -4.6%, Cao su tự nhiên -5.5%). Cuộc gặp giữa 2 nguyên thủ Mỹ - Trung dự kiến vào cuối tháng 3 sẽ còn ảnh hưởng đến các thị trường trên.
Quỹ ETF VNM công bố điều chỉnh danh mục trong kỳ cơ cấu danh mục quý I năm 2019, theo đó giữ nguyên 17 cổ phiếu hiện tại. Kết quả này không như dự báo của chúng tôi về khả năng có thể loại BVH (theo số liệu thống kê của chúng tôi thanh khoản 3 kỳ gần nhất của BVH đều nhỏ 600 nghìn USD/phiên và KLGD nhỏ 200 nghìn cổ phiếu/phiên điều này có thể bị loại vì lý do thanh khoản). Quỹ cũng giảm quy mô cổ phiếu Việt Nam từ 73.31% xuống còn 72.33% tuy nhiên quỹ vẫn mua vào thêm 4.1 triệu USD tương đương 96 tỷ do tỷ trọng cổ phiếu Việt nam tại 28/2 chỉ ở mức 71.3%. Danh mục điều chỉnh trong quý I của FTSE VN thay đổi lưu ý khi mua thêm 1.9 triệu NVL, 1.3 triệu SBT và bán 0.4 triệu VIC, 0.5 triệu VHM. Danh mục điều chỉnh cụ thể của ETF VNM và của 2 quỹ ETF xem chi tiết tại phần phụ lục.
VN30 diễn biến giằng co, chưa thể vượt đỉnh và chiều chỉnh giảm 0.1%. Các HĐTL giảm mạnh từ 1.2% - 1.5%, qua đó mở rộng trạng thái discount so với VN30 lần lượt -1.7%, -1.9%, -1.9% và -2.1%. Thanh khoản có tuần tăng thứ 2 liên tiếp đạt giá trị giao dịch bình quân đạt 14,476 tỷ/ phiên, tăng 13% so tuần trước. Hợp đồng tăng 22% về mức 20,992 HĐ. VN30 liên tiếp thất bại vượt qua SMA200 tại 926 điểm, tạo nến doji với bóng nến rộng trước khi có phiên giảm rõ rệt vào phiên cuối tuần. VN-Index vẫn đang vận động giữa SMA100 và SMA200. Chỉ số còn biến động trong vùng giá trên có thể hồi phục lại khi giảm về khoảng 905 điểm, trạng thái discount lớn hỗ trợ hoạt động mua vào ở nhịp giảm mạnh đầu tuần.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Canh mua vào ở những phiên giảm mạnh và thời điểm ETFs bán cơ cấu danh mục.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Tăng tỷ trọng các cổ phiếu cơ bản, có triển vọng kinh tích cực ở các nhịp giảm điểm.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: CTD, KBC, VJC
Cổ phiếu tích cực, giữ trụ thị trường: FPT
Cổ phiếu tiêu cực:GEX
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Hoạt động mua vào khối ngoại có dấu hiệu chứng, các quỹ ETF ngoại trừ E1 có dấu hiệu bão hòa. 15/3 là thời điểm 2 ETF VNM và FTSE đẩy mạnh cơ cấu danh mục.
Các công ty niêm yết dần công bố KQKD sơ bộ quý I, kế hoạch kinh doanh và trả cổ tức qua tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông năm 2019 .
Nhiều quốc gia điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp theo tiếp tục là tâm điểm.
Ngày 11/3, Mỹ công bố doanh thu bán lẻ, chủ tịch FED phát biểu; 12/3, Anh công bố chỉ số GDP m/m và chỉ số sản xuất, Mỹ công bố CPI m/m; 13/3, Trung quốc công bố chỉ số sản xuất, Doanh thu bán lẻ và chỉ số thất nghiệp; 14/3, Chủ tịch BOJ phát biểu, công bố biên bản chính sách tiền tệ.