Chiến thuật tuần tới
VN-Index thoái lui giảm mạnh về sát 980 điểm sau khi không thể vượt được ngưỡng cản 1,010 điểm. Thị trường mất trụ từ những cổ phiếu lớn dẫn dắt như VHM, VRE và các cổ phiếu bank kéo theo tâm lý chốt lãi và được khuếch đại bởi hoạt động bán kỹ thuật khi HĐTL 1903 đáo hạn. Thị trường cũng giảm trên diện rộng với 15/18 ngành giảm điểm cho dù vẫn có một số cổ phiếu riêng lẻ tăng điểm đi ngược xu hướng chung. Kỳ vọng VN-Index hướng tới vùng giá 1,023 – 1,045 điểm nếu giữ vững được ngưỡng tâm lý 1,000 điểm ở nhịp điều chỉnh trong nhận định tuần trước đã không xảy ra. Với biến động giảm dưới 1,000 điểm tuần này, vận động tích lũy từ 980 – 1,000 điểm sẽ quay lại. Ngoài ra không loại trừ sẽ còn những đợt rung lắc mạnh nếu thị trường không có thông tin hỗ trợ trong bối cảnh tâm lý thị trường đang chuyển sang chiều hướng thận trọng và chờ đợi. Điều này được thể hiện qua thanh khoản giảm dần vào những phiên cuối tuần.
Cuộc chiến thương mại xuất hiện yếu tố bất lợi khi Trung Quốc thay đổi lập trường về chính sách sở hữu trí tuệ khi không có bảo đảm gỡ bỏ hàng rào thuế quan từ Mỹ trong khi TT Trump tuyên bố giữ nguyên hàng rào thuế quan vô thời hạn cho đến khi Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận thương mại. Ở chiều ngược lại, FED không tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 3 và EU cũng chấp nhận cho Anh hoãn Brexit đến ngày 22/5 với điều kiện quốc hội Anh thông qua dự thảo thỏa thuận của Thủ tướng. Nếu không thông qua, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 12/4. Thị trường thế giới do vậy không bị ảnh hưởng đáng kể, các thị trường chủ chốt vẫn tăng điểm ngoại trừ Pháp và Đức trong khi Việt Nam là nước hiếm hoi trong khu vực giảm điểm. Thị trường hàng hóa Bcomp tiếp tục tăng 0.8% chủ yếu đến từ giá dầu(+1.7%) và các hàng nông sản như Lúa mì (+1.6%), Bông (+2.4%), Cao su tự nhiên (+2.4%) và đặc biệt là giá thịt heo tiếp tục tăng mạnh 19% từ tác động dịch tả Châu phi. Thị trường thế giới vẫn đang ổn định tạm thời trước khi xuất hiện nhiều thông tin rõ nét hơn trong tháng 4.
Tổ chức xếp hạng thị trường FTSE Russell sẽ công bố báo cáo phân loại quốc gia cập nhật tạm thời kỳ tháng 3 năm 2019 vào 29/3 sau khi giờ giao dịch Mỹ kết thúc. Trước đó, tổ chức này đã tư vấn các thành viên ủy ban tư vấn phân loại quốc gia, Ủy ban tư vấn cổ phiếu vùng và hội đồng tư vấn chính sách theo kế hoạch vào 5, 18, 25 và 26/3. Việt Nam đã được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi trong đợt rà soát vào tháng 9/2018. Nếu Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách này với nhiều ý kiến cải thiện ghi nhận thì cơ hội được xét nâng hạng vào tháng 9/2019 là không nhỏ.
Các HĐTL giảm mạnh trên 3% so với mức giảm 1.6% của VN30, qua đó nâng trạng thái discount lần lượt -1.6%, -1.6%, -2.0% và -1.7%. Thanh khoản giảm mạnh đầu tuần và hồi phục dần vào cuối tuần. Giá trị giao dịch bình quân 9,967 tỷ/ phiên, giảm 13% so tuần trước. Hợp đồng tăng lên mức 22,505 HĐ tương đương với mức tăng 29%. Thất bại vượt đỉnh đỉnh ngắn hạn khiến tâm lý thận trọng về xu hướng VN30 kéo theo hoạt động bán ra mạnh qua đó mở rộng trạng thái discount so với tuần trước. Ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 905 điểm, nếu chỉ số duy trì ổn định trên ngưỡng này thì hoạt động tăng giá lấp gap của các HĐTL sẽ diễn ra trong tuần tới.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Duy trì quan điểm thận trọng, chốt lãi một phần ở nhịp hồi trong quá trình kiểm tra 1,000 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Thực hiện cơ cấu danh mục, giảm bớt những cổ phiếu tăng mạnh thay thế bằng cổ phiếu cơ bản có triển vọng kinh doanh quý I tích cực.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VPG, VNG, GVR
Cổ phiếu tích cực, giữ trụ thị trường:VIC
Cổ phiếu tiêu cực:DRH
iBroker
Báo cáo cập nhật trong tuần: MSH
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quý I như GDP, CPI, PMI, XNK, FDI, … KQKD sơ bộ quý I, kế hoạch kinh doanh 2019 và trả cổ tức của các công ty niêm yết.
Cuộc chiến thương mại xuất hiện yếu tố bất lợi khiến cho thỏa thuận dự kiến tháng 4 khó lường.
FTSE công bố phân loại quốc gia cập nhật tạm thời kỳ tháng 3 năm 2019.
Ngày 26/3, Mỹ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng, chỉ số doanh thu bán buôn; 28/3, Mỹ công bố chỉ số GDP q/q lần cuối, Nhật công bố chỉ số thất nghiệp, sản xuất và doanh thu bán lẻ; 29/3, Anh công bố chỉ số GDP, tài khoản vãng lai và Thương nghị viện Anh bỏ phiếu Brexit. Canada công bố chỉ số GDP.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống