Chiến thuật tuần tới
VN-Index tiếp tục hồi phục sau một vài phiên kiểm tra thành công vùng điểm tâm lý 980 điểm. Chỉ số liên tiếp có những phiên giao dịch giằng co từ sự phân hóa của nhóm cổ phiếu Bluechips và sự suy yếu của dòng tiền. Sự ổn định chỉ số tiếp tục hỗ trợ cho vận động giá ở các nhóm ngành vừa và nhỏ với 11/18 ngành tăng điểm. Những ngành tăng giá mạnh gồm Truyền thông, công nghệ thông tin, ô tô và phụ tùng, ngược lại áp lực chốt lãi diễn ra tại ngành y tế, hàng & dịch vụ công nghiệp và dịch vụ tài chính. Với sự giảm sút về dòng tiền và tâm lý thận trọng, thị trường đang phân hóa mạnh cùng với KQKD dự kiến của quý I và năm tài chính 2019. Với diễn biến hiện tại, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục giằng co trong khoảng 980-1,000 điểm trong tuần tới. Tâm lý giao dịch thận trọng chờ tin và diễn biến phân hóa khiến thị trường chưa có động lực vượt đỉnh ngắn hạn.
Thị trường Mỹ và Châu Âu vẫn giữ đà tăng điểm tích cực trước thông tin tích cực đàm phán Mỹ - Trung và thông điệp kéo dài thời gian đàm phán Brexit. Vận động tăng giá này cũng lan tỏa sang các thị trường khu vực, giúp thị trường Trung Quốc tăng mạnh 8%. Dòng vốn ngoại cũng mua ròng ở hầu hết các thị trường khu vực. Cùng với xu thế tăng điểm, sự phân hóa cũng diễn ra mạnh mẽ ở các thị trường chủ chốt trước KQKD quý I được công bố. Thị trường hàng hóa tiếp tục khởi sắc, chỉ số hàng hóa Bcomp tăng 1.3% chủ yếu đến từ sự tăng giá 3% từ dầu và các mặt hàng nông sản như Đậu tương (2%), Lúa mì (2%), Đường (1.6%), Café (1.4%) và Cao su tự nhiên (3.1%). Trái ngược với diễn biến của thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ khá trầm lắng với mức giảm nhẹ -0.1% của USD Index, các đồng tiền khác biến động không đáng kể so USD.
Dòng tiền ngoại, chủ đạo từ các ETFs là động lực tăng điểm của thị trường trong quý I. Theo thống kê của chúng tôi, các ETFs đã mua vào khoảng 3,101 tỷ trong quý I chiếm 61% tổng giá trị mua ròng khối ngoại, theo đó ETF VNM tăng quy mô 3.65 triệu chứng chỉ tương đương mua vào 1,025 tỷ; ETF FTSE VN tăng quy mô 0.949 triệu chứng chỉ tương đương mua vào 646 tỷ; E1VFVN30 tăng quy mô 96 triệu chứng chỉ tương đương mua vào 1,430 tỷ (Riêng ETF Hàn Quốc tăng quy mô 3.8 triệu chứng chỉ tương đương mua vào 1,174 tỷ, số còn phần nhiều từ ETF Thái). Theo dõi tổng tài sản của 47 quỹ có tỷ trọng đầu tư chủ yếu tại Việt Nam có tổng tài sản 7,861 tỷ USD, tăng 13% so với đầu năm. Nếu loại trừ yếu tố giá khi VN-Index tăng 9.9%, tài sản các quỹ tăng khoảng 5,000 tỷ đồng nghĩa dòng tiền vào mới từ các quỹ tracking chỉ số khác chỉ khoảng 100 tỷ. Vào cuối 3 và đầu tháng 4 dòng vốn từ ETF đã chậm lại, ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại vào thị trường và cũng đang khiến cho thị trường thiếu động lực để tăng trưởng giá.
Tâm lý thận trọng về khả năng hồi phục của chỉ số đang cản trở dòng tiền đầu tư vào các HĐTL, qua đó mở rộng trạng thái discount giữa các HĐTL so với VN30 lên lần lượt -1.8%, -2.3%, -2.3% và -2.2%. Giá trị giao dịch bình quân tiếp tục giảm 25% so tuần trước về mức 7,063 tỷ/ phiên. Hợp đồng mở tăng 22% lên mức 29,079 HĐ. VN30 tiếp tục được nâng đỡ bởi dải mây Ichimoku và bám trên SMA50 đi lên. Chỉ số liên tiếp hình thành 3 cây nến doji cho thấy trạng thái giằng co chưa xác định xu hướng vẫn chiếm ưu thế. VN30 vẫn đang biến động trong khoảng giá, theo đó một sự sụt giảm dưới 895 sẽ kích hoạt động bán ra cho dù vậy mới mức discount lớn không mang lợi thế lớn cho bên bán và ngược lại một sự tăng giá trên 908 sẽ mang lại lợi thế rõ rệt cho bên mua.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, giảm tỷ trọng ở nhịp tăng nhưng không vượt qua ngưỡng tâm lý 1,000 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Thực hiện cơ cấu danh mục, giảm bớt những cổ phiếu tăng mạnh thay thế bằng cổ phiếu cơ bản có triển vọng kinh doanh quý I tích cực.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: CMG, FCN, VCS, GEX
Cổ phiếu tích cực, giữ trụ thị trường:REE
iBroker
Báo cáo cập nhật trong tuần: PVI, REE, DGC, GEX, FPT
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Thông tin từ các cuộc họp ĐHCĐ và KQKD quý I của các Công ty niêm yết.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung ngày 3/4 có tín hiệu tích cực, cần 4 tuần dể hoàn thiện khung và thêm 2 tuần để chi tiết thỏa thuận. 2 bên chưa có kế hoạch cho đàm phán tiếp theo.
Ngày 10/4, EU công bố chính sách tiền tệ, lãi suất tái cấp vốn, ECB tổ chức họp báo. Mỹ công bố chỉ số CPI và biên bản thị trường mở FOMC. Anh công bố GDP và chỉ số sản xuất; 11/4, Trung Quốc công bố chỉ số cung tiền M2, cán cân thương mại. 12/4, IMF họp lần thứ nhất trong năm 2019, kéo dài trong 2 ngày.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống