Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 15_Áp lực giảm điểm gia tăng_PTKT_VCB, AST, DHC, HT1, CTG_20190420

  • Ngày đăng

    21/04/2019

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    646

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới                               
VN-Index nhanh chóng mất vùng tích lũy đỉnh từ sự suy yếu của nhóm cổ phiếu Bluechips sau khi đón nhận những tin đồn bất lợi vào đầu tuần. Các cổ phiếu VHM, VIC, VNM đóng góp gần 1 nửa mức giảm điểm trong tuần. Đà giảm mở rộng với 15/18 ngành giảm. Áp lực chốt lãi cũng diễn ra mạnh mẽ tại các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, những cổ phiếu tăng mạnh trước đó. Diễn biến thị trường đang cho thấy sự thoái trào ngay trong mùa công bố KQKD quý I. Tâm lý NĐT ngày càng suy yếu từ thông tin nhiễu loạn, kéo theo thanh khoản thấp ở cả những phiên hồi phục. Điểm sáng thị trường trong tuần qua là khối ngoại đang tích cực mua vào ở những phiên giảm điểm. Chúng tôi cho rằng VN-Index đã bước vào giai đoạn suy yếu, KQKD quý I không còn ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến thị trường. Các chỉ số sẽ tiếp tục hành trình dò đáy và cần thời gian tích lũy và hồi phục. Hoạt động đầu tư thận trọng, giữ tỷ trọng hợp lý đề phòng những biến động tiêu cực tiếp theo.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm nhẹ sau 3 tuần tăng liên tiếp. Mặt bằng lãi suất kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng lần lượt 3.92%, 3.98%, 4.05% và 4.34%, giảm lần lượt 11, 8, 5 và tăng 4 điểm phần trăm so cuối tuần trước. Thị trường tiếp tục không ghi nhận khoản giao dịch nào thực hiện trên thị trường mở trong khi Ngân hàng nhà nước chỉ phát hành được 5,000 tỷ tín phiếu kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 3% so với 10,130 tỷ tuần trước. Giao dịch trên 2 kênh điều tiết vốn của NHNN đã giảm mạnh phản ánh tình trạng dư thừa và thiếu vốn cục bộ của hệ thống đã không còn. Bên cạnh đó, đại diện NHNN tiếp tục khẳng định không tăng lãi suất đến cuối năm. Thông điệp này vừa định hướng cho thị trường tiền tệ trong năm 2019 cũng đồng thời gây sức ép lên các NHTM trong việc tiết giảm chi phí để bình ổn mặt bằng lãi suất trong bối cảnh lãi suất huy động trung và dài hạn có dấu hiệu tăng trong những tháng đầu năm.

Tính đến chiều 19/4, 107 công ty chiếm 14% số lượng công ty niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX đã có công bố KQKD quý I. Tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 1,774 tỷ, tăng 1% so cùng kỳ. Nhóm 3 công ty cải thiện về lợi nhuận tuyệt đối lớn nhất gồm ANV (+124 tỷ), PPC (+52 tỷ), ACL (+49 tỷ) trong khi 3 cổ phiếu có lợi nhuận giảm mạnh nhất gồm HPX (-142 tỷ), NT2 (-57 tỷ), TBC (-34 tỷ). Kết quả kinh doanh cũng có sự phân hóa khi chỉ có 57 công ty, chiếm tỷ trọng 53% số công ty có lợi nhuận tăng trưởng so cùng kỳ dù vậy có đến 90% số công ty báo lãi. Rất nhiều công ty lớn vẫn chưa công bố KQKD quý I, do vậy sự biến động về thống kê về KQKD quý I sẽ còn nhiều thay đổi.

Các HĐTL có mức biến động tương đồng với mức giảm -1.4% của VN30. Trạng thái discount giữa các HĐTL so với VN30 do vậy lần lượt đạt -1.6%, -1.9%, -2.0% và -2.3%. Giá trị giao dịch bình quân đạt 6,448 tỷ/ phiên, giảm 14% so với tuần trước. HĐTL 1904 đáo hạn và trạng thái discount rộng cho dù diễn biến giảm điểm kéo theo sự giảm sút về thanh khoản. Hợp đồng mở giảm 24% về mức 19,435 HĐ. VN30 giảm nhanh, rơi xuống dưới dải Bollinger và đám mây Ichimoku. Chỉ số cũng tạo gap giảm giá dưới 893 điểm và vùng điểm này sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự của chỉ số. Discount lớn cũng không đồng nghĩa là lợi thế cho bên mua một khi chỉ số không thể lấp gap giá ở nhịp hồi phục và do vậy hoạt động trading nhanh trong phiên sẽ phù hợp khi giao dịch tuần tới.

Khuyến nghị trading ngắn hạn: Duy trì tỷ trọng thấp, theo dõi biến động ở nhịp giảm về 950 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Cân nhắc mua vào những phiếu cơ bản ở nhịp điều chỉnh dưới 950 điểm cho mục tiêu 2 tháng tới.
 

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: AST, HT1, DHC
Cổ phiếu tích cực, giữ trụ thị trường: VCB
Cổ phiếu tiêu cực: CTG

iBroker
Báo cáo cập nhật trong tuần:  PC1, INN, KBC

Những thông tin lưu ý trong tuần tới                               
Công bố KQKD quý I của các Công ty niêm yết.
Các thông tin vĩ mô tháng 4 về XNK, CPI, FDI, …
Thông tin về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến chống trợ cấp Mỹ - EU.
Ngày 24/4, Canada công bố chính sách tiền tệ, biên bản thị trường mở và lãi suất qua đêm; Nhật bản ra báo cáo triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ. 25/4, Mỹ công bố đơn hàng lâu bền, đơn thất nghiệp. 26/4, Mỹ công bố GDP quý lần 1; Chủ tịch NHTW Thụy sĩ phát biểu.

 

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh