Chiến thuật tuần tới
Kỳ vọng tăng điểm sau kỳ nghỉ lễ dài đang lặp lại, VN-Index hồi phục sau 2 tuần giảm điểm nhờ sự leo giá của các cổ phiếu lớn. 3 cổ phiếu GAS, VIC, VHM đóng góp 10.3 điểm tương đương 77% số điểm tăng trong tuần. Chỉ số nhanh chóng phục hồi cũng nhờ lực bán yếu từ tâm lý kỳ vọng tăng điểm sau kỳ nghỉ Lễ trong bối cảnh thanh khoản cạn kiệt như đã từng xảy ra với kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Thị trường tăng điểm rộng với 13/18 ngành tăng điểm, diễn biến tăng tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn và những cổ phiếu có KQKD quý I tích cực. VN-Index sẽ kiểm tra ngưỡng kháng cự 980 điểm trong tuần tới khi mùa công bố KQKD đi vào giai đoạn cuối. Thông tin hỗ trợ mới sau kỳ nghỉ Lễ sẽ là yếu tố kỳ vọng đẩy chỉ số vượt cản và thu hút dòng vốn NĐT.
TTCK thế giới phân hóa, tỷ giá biến động sau nhiều tuần ổn định. Mỹ và một số quốc gia chủ chốt duy trì đà tăng nhẹ trong khi Trung Quốc giảm mạnh trên 5% do lo sợ Chính phủ giảm kích cầu. Thị trường hàng hóa giảm 0.9% sau nhiều tuần tăng, mức giảm đến chủ yếu từ các mặt hàng nông nghiệp như Bông, Đậu tương, Đường, Lúa mì, gia súc giảm từ 1.5% - 3% và thép cán nóng giảm mạnh 4.7%. Về thị trường tiền tệ, tỷ giá USD có biến động mạnh nhiều tuần ổn định với mức tăng 0.7%, mức tăng giá ghi nhận so với hầu hết với các đồng nội tệ khác. VND cũng giảm giá 0.3% lên mức 23,280 đồng/USD sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên mức cao nhất trước nay 23,004 đồng/USD. Đây nhiều khả năng là sự điều chỉnh chủ động của NHNN trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn tích cực với thặng dự 0.9 tỷ USD trong tháng 4 và chưa xuất hiện biến động thế giới.
70% công ty công bố KQKD quý I, LNST tăng 4% so cùng kỳ. Tính đến 26/4, 520 công ty niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX đã có công bố KQKD quý I. Tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 27,929 tỷ, tăng 4% so cùng kỳ. Nhóm 3 công ty cải thiện về lợi nhuận tuyệt đối lớn nhất gồm VCB (+1,202 tỷ), STB (+448 tỷ), GAS (+422 tỷ) trong khi 3 cổ phiếu có lợi nhuận giảm mạnh nhất gồm VPB (-666 tỷ), HPG (-411 tỷ), HCM (-243 tỷ). Kết quả kinh doanh phân hóa với 253 công ty, chiếm tỷ trọng 49% số công ty có lợi nhuận tăng trưởng so cùng kỳ. Tính riêng nhóm VN30, 14 công ty công bố KQKD với mức tăng trưởng lợi nhuận 6.5% và có 6 cổ phiếu có tăng trưởng âm so cùng kỳ gồm VPB, HPG, SSI, DPM, CTD và DHG. Phần lớn công ty đã công bố KQKD tuy nhiên vẫn còn khá nhiều các công ty lớn sẽ sớm công bố trong tuần tới.
Khoảng cách discount rút ngắn, các HĐTL hỗ trợ tăng giá khi VN30 lấp gap 893 điểm. Các HĐTL tăng 1.2%, 0.8%, 0.5% và 0.7% so với mức giảm -0.1% của VN30, qua đó rút ngắn khoảng cách giá do bi quan về xu hướng trước đó. Trạng thái discount giữa các HĐTL so với VN30 lần lượt -0.3%, -1%, -1.4% và -1.6%. Giá trị giao dịch tăng mạnh vào phiên cuối cùng trước khi nghỉ Lễ đưa giá trị bình quân đạt 7,247 tỷ/ phiên, tăng 12% so với tuần trước. Hợp đồng mở tăng 9% lên mức 21,267 HĐ. VN30 tăng trở lại dải Bollinger và đám mây Ichimoku. Chỉ số dù vậy vẫn chưa lấp giảm giá dưới 893 điểm và vùng điểm này tiếp tục đóng vai trò là ngưỡng kháng cự trong ngắn hạn. Tâm lý lạc quan đang xuất hiện sẽ giúp các HĐTL thu hẹp mức discount khi VN30 có vận động lấp gap giá 893 điểm trong tuần tới.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Thị trường đang có nhịp hồi phục với sự lan rộng từ nhóm cổ phiếu lớn. Thanh khoản dù vậy khá thấp. NĐT có thể mở trạng thái thăm dò khi VN-Index vượt qua cản 980 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Cân nhắc mua vào những phiếu cơ bản ở nhịp điều chỉnh cho mục tiêu 2 tháng tới..
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: MBS, PPC, PTB
Cổ phiếu tích cực, giữ trụ thị trường: VRE
Cổ phiếu tiêu cực: VPB
iBroker
Báo cáo cập nhật trong tuần:FOX, BCC, GEX, DPM, HDG, POW CTR, SJS, AST, VTP
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Mùa công bố KQKD quý I cơ bản hoàn thành trong tuần tới.
Thông tin về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến chống trợ cấp Mỹ - EU.
Giá dầu biến động khi Mỹ có tuyên bố chính thức về việc miễn lệnh trừng phạt Iran vào 2/5.
Ngày 29/4, Trung Quốc công bố chỉ số PMI, bầu cử Quốc hội Tây ban Nha. 1/5, Mỹ công bố chỉ số PMI, FED công bố biên bản FOMC, tỷ lệ lãi suất và họp báo. 2/5, Anh, BOE công bố báo cáo lạm phát, chính sách tiền tệ và lãi suất. 3/5, Mỹ công bố số liệu tỷ lệ thất nghiệp, thay đổi bản lương phi nông nghiệp và thu nhập bình quân giờ làm việc.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống