Chiến thuật tuần tới
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến thị trường. Trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ trong nước và dòng tiền yếu, thị trường tiếp tục bị chi phối và ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Sự suy giảm từ các cổ phiếu lớn như VHM, GAS và nhóm cổ phiếu Ngân hàng đóng góp chủ yếu vào mức giảm 2.2% của VN-Index cho dù vẫn còn có một số cổ phiếu đi ngược thị trường. Xét trên diện rộng có 17/18 ngành giảm điểm, y tế là ngành duy nhất đi ngược thị trường. Thị trường Trung Quốc và một số nước khu vực hồi phục khi có thông tin chính thức áp thuế đã tạo hiệu ứng phục hồi cho VN-Index trong phiên cuối tuần, qua đó níu kéo hy vọng tạo đáy của thị trường. Kết quả cuộc đàm phán Mỹ - Trung cuối tuần này liệu còn giữ được các bên tiếp tục đàm phán sẽ ảnh hưởng đến diễn biến các thị trường trong tuần tới.
TTCK thế giới chao đảo trước thông tin Mỹ tăng thuế 10% lên 25% với 200 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thị trường thế giới đồng loạt giảm điểm trước thông tin Mỹ tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc ngay trước vòng đàm phán vào cuối tuần. Thông tin ra cũng là thời điểm các thị trường hồi phục, dù hồi phục 3.1% vào phiên cuối tuần thì chỉ số Shanghai vẫn giảm 4.5%. Khối ngoại cũng quay ra bán ròng ở hầu hết các nước khu vực. Thị trường hàng hóa cũng giảm -1.1%, trong đó những mặt hàng nông sản như Bông, Đậu tương, đường lúa mì đều giảm khá. Thị trường tiền tệ trong khi USD Index giảm 0.2% thì Nhân dân tệ (CNY) giảm giá 1.2%. VND cũng tăng 0.4%, ghi nhận 2 tuần tăng liên tiếp.
Dự báo ETF FTSE thêm mới POW. ETF VNM giữ nguyên danh mục nhưng có thể mua bù tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam. Căn cứ vào dữ liệu chốt ngày 9/5, chúng tôi dự báo thay đổi danh mục của 2 ETFs FTSE và VNM như sau: (1) ETF FTSE thêm mới POW và không loại cổ phiếu nào. Quỹ sẽ mua khoảng 8.2 triệu POW, 1.2 triệu VCB; (2) ETF VNM không thêm bớt cổ phiếu nào. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam hiện ở mức 69.45%, nếu quỹ giữ nguyên tỷ trọng 72.3% và giá cổ phiếu không biến động mạnh thì hoạt động mua bù khoảng 12 triệu USD. Quỹ sẽ mua vào 1.3 triệu HPG, 1.3 triệu SSI và 1.1 triệu STB. Chi tiết giao dịch cơ cấu danh mục của 2 ETF xem chi tiết tại phần Phụ lục.
Lực cầu cải thiện lấp gap, HĐ mở tăng khá. Các HĐTL dài đều tăng đi ngược lại diễn biến giảm -2.1% của VN30, qua đó lấp gap giá và chuyển trạng thái sang premium lần lượt 0.03%, 0.4%, -0.03% và 0.15% ở các kỳ hạn. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 8,097 tỷ/ phiên, tăng 29% so với tuần trước và tăng mạnh ở kỳ hạn tháng 6. Hợp đồng mở tăng 26% lên mức 28,564 HĐ. VN30 phân kỳ âm so với các tín hiệu kỹ thuật, bật tăng khi chạm Fibonaci điều chỉnh 61.8% của xu hướng ngắn hạn. HĐTL đang vận động khá tích cực, thể hiện tâm lý kỳ vọng thị trường hồi phục. Tuy nhiên nếu VN30 không lấp gap 886-895 điểm tuần tới thì trạng thái discount sẽ sớm quay lại.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Thị trường đang ở vùng rủi ro cao, theo dõi biến động và có thể mở nhẹ vị thế khi VN-Index vượt 960 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Thận trọng trước diễn biến thị trường ngắn hạn.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: FPT, TPB, TCM, PVS
Cổ phiếu tích lũy: VHM
iBroker
Báo cáo cập nhật trong tuần:LHG, FPT
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Thông tin cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh dấu hiệu căng thẳng leo thang khi Mỹ tăng thế 10% lên 25% với 200 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
13/5, MSCI công bố kết quả đánh giá phân loại thị trường, có hiệu lực ngày 29/5.
Ngày 14/5, Chỉ số sản xuất, CPI của EU, Anh công bố chỉ số thất nghiệp, Chỉ số đầu tư vào tài sản cố định, sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ, thất nghiệp của Trung Quốc. 15/5, tăng trưởng GDP quý I của EU; chỉ số doanh thu bán hàng, dự trữ dầu thô của Mỹ. 16/5, Mỹ công bố số liệu giấy phép xây dựng và chỉ số sản xuất. 17/5, Úc bầu cử thượng viện.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống