Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 23__Biến động mạnh tuần ETFs cơ cấu và HĐTL đáo hạn_PTKT_VCB,AAA,GTN,SJS,VHC_20190615

  • Ngày đăng

    16/06/2019

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    425

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới                               
VN-Index giao dịch củng cố vùng đáy sau khi chưa thể vượt ngưỡng 965 điểm. Thị trường sẽ còn biến động phức tạp vào tuần sau khi HĐTL 1906 đáo hạn và các ETFs đẩy mạnh cơ cấu danh mục. Không có thông tin hỗ trợ, VN-Index vẫn thiếu lực vượt cản 965 điểm trong bối cảnh tâm lý chưa cải thiện, khối ngoại mua bán trái chiều và thanh khoản duy trì mức thấp. Nhóm cổ phiếu Bluechips phân hóa mạnh, 3 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất gồm VHM, VNM, VIC đều giảm và góp 6.4 điểm giảm trong khi nhóm cổ phiếu Ngân hàng góp 5.1 điểm tăng dẫn đầu bởi VCB đã giúp VN-Index giữ mức hỗ trợ 950 điểm. Thị trường dự báo tiếp tục giằng co, chờ tin hỗ trợ để thu hút lại dòng tiền. Dù vậy chúng tôi lưu ý các ETFs sẽ đẩy mạnh cơ cấu danh mục và HĐTL 1906 đáo hạn trong tuần tới sẽ là yếu tố khiến biến động thị trường mạnh và khó dự báo trong bối cảnh thanh khoản giữ ở mức thấp.

Tăng trưởng tín dụng 5.75% tính đến 10/6, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. NHNN công bố dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng lần lượt 5.75% và 5.17%. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trong 6 tháng qua ổn định, lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn ở mức 6-9%/năm, trung và dài hạn ở mức 9-11%/năm. Nghiệp vụ thị trường mở sử dụng điều tiết thanh khoản, ổn định thị trường. NHNN sẽ kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán,.. tăng cường quản lý rủi ro với dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Diễn biến nửa đầu năm 2019 phù hợp với định hướng điều hành từ đầu năm dù vậy số liệu dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tăng thấp so cùng kỳ đặt ra thách thức triển khai để đạt mức kế hoạch lần lượt 14% và 13% qua đó hỗ trợ hiệu quả tăng trưởng kinh tế.
 
Quỹ ETF VNM công bố danh mục thêm mới POW và loại STB và DPM.
Quỹ ETF VNM công bố danh mục điều chỉnh quý II, theo đó quỹ bổ sung cổ phiếu POW và loại HNG. Thay đổi này nằm ngoài dự báo chúng tôi, do quỹ đã đặc cách với trường hợp POW khi cổ phiếu này có tỷ lệ FF điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ hơn tỷ lệ quy định 10%. Sự thay đổi này cũng kéo theo biến thay đổi loại bỏ STB và DPM. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam cũng giảm từ 72.3% xuống còn 70.6%. Danh mục điêu chỉnh ETF VNM và cả 2 ETF xem chi tiết tại trang 5,6

Diễn biến giằng co trước tuần đáo hạn HĐTL 1906. HĐTL 1906 chuyển sang trạng thái discount -0.3%, trong khi các HĐ khác thu gọn mức discount xuống lần lượt 0.3%, 0.6%, và 0.5% ở các kỳ hạn. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 8,796 tỷ/ phiên, giảm 8% so với tuần trước. Hợp đồng mở giảm 8% về mức 26,425 HĐ. VN30 giảm giá nhanh, quay về test vùng đáy ngắn hạn là yếu tố khiến giá HĐTL kỳ hạn ngắn suy yếu nhanh khi còn 4 phiên nữa đáo hạn. Trong quá trình test đáy chỉ số đang có phân kỳ dương nhẹ với RSI tuy nhiên thanh khoản thấp chưa là tín hiệu tin cậy. Ngoài HĐTL 1906 đáo hạn, các ETFs cũng đẩy mạnh cơ cấu khiến cho biến động chỉ số khó lường. Hoạt động trading sẽ càng được đẩy mạnh vào tuần tới.

Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index giao động củng cổ trong biên độ từ 940 – 965 điểm. Theo dõi diễn biến và chờ biến động rõ rệt hơn.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Canh mua những cổ phiếu cơ bản giảm sau trong phiên ETFs cơ cấu, đón đầu KQKD quý II.

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VCB, GTN, AAA
Cổ phiếu tích lũy: SJS
Cổ phiếu tiêu cực: VHC

iBroker
Báo cáo cập nhật trong tuần:VHC, ANV, TRA, PHR

Những thông tin lưu ý trong tuần tới                               

  • Các ETFs giao dịch cơ cấu danh mục, HĐTL đáo hạn. Thị trường có thể biến động mạnh trong phiên 20/6 và 21/6.
  • Liên tiếp các vụ tấn công tầu chở dầu vùng Vịnh gần đây ảnh hưởng đến giá dầu ngắn hạn.
  • Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế 300 tỷ nếu không có cuộc gặp nguyên thủ 2 nước bền lề G20 vào 28-29/6 dù vậy ông Trump cũng có sức ép trong nước khi 500 công ty Mỹ kêu gọi xóa thuế quan lên hàng Trung Quốc.
  • Ngày 17/6, Biên bản chính sách tiền tệ của Úc. 18/6, Chỉ số CPI, cán cân thương mại EU; Giấy phép xây dựng và nhà khởi công mới của Mỹ. 19/6, Chỉ số CPI y/y của Anh; FED công bố biên bản FOMC, lãi suất và họp báo; chính sách tiền tệ của Nhật. 20/6, Anh công bố chính sách tiền tệ, lãi suất và Doanh thu bán lẻ. 21/6, EU công bố chỉ số PMI Pháp, Đức
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh