Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 26__Duy trì đà tăng, phân hóa trước KQKD quý II_PTKT_MBB,VRE,BMP,VCS,TCH,_20190705

  • Ngày đăng

    07/07/2019

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    547

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới                               
Vượt cản 965 điểm với hỗ trợ từ các cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn và các cổ phiếu ngành ngân hàng, VN-Index tiếp tục hướng tới 985 điểm trước mùa công bố KQKD quý II. Xu hướng tích cực của các thị trường thế giới, và KQKD sơ bộ khá tích cực của một số cổ phiếu hỗ trợ VN-Index tăng điểm, phá vỡ diễn biến giao dịch giằng co 4 tuần trước đó. Cổ phiếu VHM, GAS và nhóm cổ phiếu Ngân hàng (VCB, CTG, BID) là động lực tăng điểm chính của VN-Index tuần qua. Thị trường tăng điểm trên diện rộng với 16/18 ngành tăng điểm. Thông tin về vòng đàm phán Mỹ - Trung khởi động lại trong tuần tới và hoạt động công bố KQKD quý II vẫn là động lực chính cho thị trường trong tuần tới.

Các thị trường chứng khoán duy trì đà tăng điểm trong quá trình chờ tin.
Giá dầu giảm trong khi USD Index hồi phục trở lại. Thị trường chứng khoán thế giới hầu hết tăng điểm ngoại trừ mức ghi nhận giảm -1.1% của thị trường Trung Quốc trong tuần qua. USD Index hồi phục tăng giá 0.8%, chủ yếu tăng giá so với EUR và CHF. VND đang có diễn biến tích cực khi tăng giá 0.3% so với USD trong tuần qua. Chỉ số Bcomp giảm -1.5%, chủ yếu từ mức giảm -9.3% của cao su, -4.8% giá dầu, -4.7% lúa mì, -3.7% chì, và -3.1% thép cán nóng. Các thị trường thế giới sẽ còn bị tác động bởi kết quả cuộc họp thương mại Mỹ - Trung vào tuần tới, cũng như các số liệu kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế chủ chốt. 
 
Tăng trưởng tín dụng đạt 7.33% trong 6 tháng đầu năm, NHNN mua nhiều ngoại hối nâng tỷ dự trữ ngoại hối cao nhất. Tín dụng tăng trưởng 7.33% tương đương cùng kỳ 2018, tăng khá mạnh so với mức 5.74% vào cuối tháng 5. Mặt bằng lãi suất ổn định, tỷ giá kiểm soát tốt với mức điều chỉnh tỷ giá trung tâm điều chỉnh 1% và tỷ giá các ngân hàng thương mại điều chỉnh 0.3%-0.4%. Trong tuần qua mặt bằng lãi suất đã giảm nhanh lần lượt 55, 44, 22 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, và 1 tháng. NHNN tiếp tục phát hành 34,999 tỷ tín phiếu kỳ 7 ngày với lãi suất 3% trong khi không có giao dịch nào trên thị trường mở. Diễn biến này cho thấy căng thẳng thanh khoản ngắn hạn tạm thời qua đi do ảnh hưởng có tính thời vụ vào cuối quý. NHNN liên tiếp phát hành tín phiếu với quy mô lớn trong 2 tháng qua cũng cho thấy hoạt động điều tiết rút tiền ra sau khi đã thực hiện mua dự trữ khá nhiều USD trong thời gian qua.
 

Thanh khoản ổn định, VN30 đang vận động tích cực theo mô hình 2 đáy với giá mục tiêu tại 890 điểm. Các HĐTL vận động bám sát VN30, mức premium gần như không đổi so tuần trước lần lượt ở mức 0.3%, 0.7%, 1.0% và 1.2% tại các kỳ hạn. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10,535 tỷ/ phiên, tăng 21% so với tuần trước. Hợp đồng mở tăng 35% về mức 29,365 HĐ. VN30 đã vượt và kiểm tra thành công cản 873 điểm, qua đó củng cố xu thế tăng điểm ngắn hạn. VN30 đang vận động trong mô hình 2 đáy lệch, vượt qua đường neckline để hướng tới vùng giá mục tiêu 890 điểm. HĐTL 1907 còn 9 ngày mới đáo hạn do vậy hoạt động nắm giữ vị thế long có thể cân nhắc tận dụng xu thế vận động hồi phục của chỉ số trong tuần tới.

Khuyến nghị trading ngắn hạn: Giao dịch luân chuyển theo xu hướng khi VN–Index vượt 965 điểm và có khả năng tăng 985-1,000 điểm.

Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Tăng tỷ trọng cổ phiếu cơ bản đón đầu KQKD quý II.

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
MBB, VRE, BMP, VCS, TCH

iInvest: Danh mục Nước và năng lượng có mức tăng ấn tượng 3.54% trong tuần qua. Theo sát sau đó là danh mục Chiến tranh thương mại với mức tăng trưởng 3.52%. Danh mục MSCI frontier 100 Việt Nam có mức tăng là 2.47%.

Những thông tin lưu ý trong tuần tới                               

  • Báo cáo KQKD quý II của các công ty niêm yết.
  • Vận động của nhóm VN30 trước khi điều chỉnh danh mục vào ngày 15/7 tới đây.
  • Thông tin vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Bắc Kinh trong tuần tới sau khi 2 nguyên thủ đồng ý nối lại đàm phán tại G20.
  • Ngày 9/7, Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc gồm nợ mới, cung tiền M2, CPI. 10/7, Anh công bố GDP theo tháng và chỉ số sản xuất; NHTW Canada công bố báo cáo chính sách tiền tệ, lãi suất qua đêm; FED ra biên bản cuộc họp FOMC. 11/7, chỉ số CPI, đơn trợ cấp thất nghiệp, bảng cân đối ngân sách liên bang của Mỹ. 12/7,  Cuộc họp Ecofin gồm các bộ trưởng EU trao đổi các vấn đề tài chính nội khối.    
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh