Chiến thuật tuần tới
VN-Index áp sát ngưỡng tâm lý 1,000 điểm, bộ đôi VIC và VHM đóng góp 9/11 điểm tăng trong tuần. VN-Index duy trì tuần thứ 4 tăng điểm liên tiếp, toàn bộ điểm tăng đến từ VIC-VHM và đóng góp của HPG nhờ thông tin KQKD quý II vượt dự báo trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh nhẹ. Nối tiếp theo đà tăng nhờ hoạt động mua vào của quỹ ETF Premia, vận động giá của nhóm cổ phiếu chủ chốt tuần qua cũng đang được cho là đến từ một quỹ ETFs mở mới khác. Gần 70% số công ty đã công bố KQKD tạo ra sự phân hóa rõ rệt trên thị trường. Hoạt động công bố KQKD cơ bản hoàn thành trong tuần tới. Hiệu ứng từ KQKD quý II mờ nhạt dần, VN-Index đang cần một động lực mới để duy trì đà tăng hiện tại. Dòng tiền khối ngoại hỗ trợ cho thị trường trong thời gian qua và sự chuyển dịch này còn liên quan đến quyết định của FED trong tuần tới.
NHTW Châu Âu giữ nguyên lãi suất. Quyết định FED tại cuộc họp chính sách cuối tháng 7 ảnh hưởng đáng kể lên các thị trường. Trái với kỳ vọng của thị trường, ECB chưa hạ lãi suất và đưa ra gói kích thích tiền tệ. Đổng EUR quay đầu tăng giá trong thị trường CK Mỹ giảm điểm. NĐT đang lo ngại quyết định ECB sẽ có ảnh hưởng khả năng cũng như quy mô hạ lãi suất từ FED trong kỳ họp tuần tới. Tăng trưởng GDP quý II của Mỹ chỉ đạt 2.1%, giảm 1% so cùng kỳ tuy nhiên cao hơn so với dự báo trước đó đang đặt FED trước khả năng giảm lãi suất tuy nhiên liều lượng sẽ phải cân chỉnh lại. Các thị trường thế giới tiếp tục chờ tin và không có biến động mạnh tuần qua. Trong nước, tỷ giá và lãi suất cũng khá bình ổn. Điểm chú ý khi NHNN vẫn giữ lãi tín phiếu kỳ 7 ngày ở mức 2.75% và giảm quy mô phát hành thêm 9,998 tỷ so tuần trước. Động thái này vẫn cho thấy NHNN chủ động điều chỉnh lãi suất định hướng và tăng thanh khoản cho thị trường.
KQKD quý II tăng 6.8% với 66% công ty trên 2 sàn công bố, VCB đóng góp chủ yếu. Tính đến 26/7, 497 công ty, chiếm 66% số công ty niêm yết trên 2 sàn HSX và HNX, đã công bố KQKD quý II với tổng LNST 21,226 tỷ, tăng 6.8% so với cùng kỳ. VCB tăng 1,434 tỷ góp phần lớn cho mức tăng lợi nhuận tuyệt đối, theo sau MBB (+353 tỷ), TPB (+306 tỷ), ACB (+215 tỷ), và DGC (+148 tỷ) trong khi các công ty có LNST suy giảm gồm CTD (-305 tỷ), DPM (-186 tỷ), PPC (-184 tỷ), YEG (-183 tỷ) và DNY (-121 tỷ). Thị trường phân hóa khi có 35% số doanh nghiệp tăng trưởng dương và 9% doanh nghiệp lỗ quý II. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng chủ yếu mức vào mức tăng lợi nhuận quý II. Hoạt động công bố KQKD quý II sẽ tập trung trong tuần, hiệu ứng KQKD sẽ sớm bão hòa.
Thanh khoản giảm, hợp đồng mở tăng trong khi các HĐTL bám sát VN30 ngay cả khi chỉ số bứt phá khỏi vùng tích lũy 873-880 điểm. VN30 bứt phá vùng tích lũy với thanh khoản giữ ở mức trung bình, các HĐTL bám sát vận động của chỉ số qua đó giữ mức chênh lệch giá lần lượt -0.2%, 0.04%, 0.5% và 0.4% tại các kỳ hạn. Giá trị giao dịch giảm mạnh trong phiên cuối tuần đưa giá trị bình quân phiên đạt 7,699 tỷ/ phiên, giảm 2% so với tuần trước. Hợp đồng mở tăng 19% lên mức 21,848 HĐ. VN30 đã vượt SMA100 và vận động giữa SMA100 và SMA200. Diễn biến giằng co tiếp tục xảy ra hỗ trợ cho hoạt động giao dịch nhanh trong ngắn hạn.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Tiếp tục cân nhắc giảm bớt tỷ trọng khi các cổ phiếu tăng mạnh ở nhịp vận động luân chuyển quanh 1,000 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Duy trì tỷ trọng danh mục hiện tại.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: HPG, VIC, PNJ, IJC
Cổ phiếu tích lũy: HBC
iInvest: Tuần vừa qua các danh mục MSCI Frontier 100 Việt Nam và Vật liệu xây dựng có hiệu suất ấn tượng lần lượt là 2.04% và 1.36%, vượt trội so với mức tăng trưởng 1.12% của VNINDEX. Danh mục Bảo hiểm & Chứng khoán và Chiến tranh thương mại lần lượt giảm 1.73% và 1.84%.
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống