Chiến thuật tuần tới
Áp lực chốt lãi trước ngưỡng cản 1,000 điểm. VN-Index duy trì đà tăng nhờ sự luân chuyển từ các cổ phiếu lớn VHM, VIC, GAS và nhóm Ngân hàng BID, VCB (5 cổ phiếu dẫn đầu góp 11.1 điểm, chiếm 90% mức tăng điểm của chỉ số). Độ rộng thị trường cải thiện với với 11/18 ngành tăng điểm. Vận động ngành vẫn rõ nét ở nhịp hồi phục tại các ngành Bất động sản, dầu khí, Dịch vụ tài chính, Ngân hàng. Tuy vậy các nhịp tăng không quá 2 phiên cùng với sự phân hóa mạnh với các cổ phiếu trong ngành. Điều này cho thấy dòng tiền và tâm lý chưa cải thiện rõ rệt. Nếu trừ giao dịch của VIC thì khối ngoại vẫn đang bán ròng gần 400 tỷ với sự tham gia giảm quy mô từ các ETFs. Đây là trở ngại khiến VN-Index chưa thể vượt ngưỡng tâm lý 1,000 điểm tuần qua. Trạng thái giằng co như hiện tại còn tiếp tục diễn ra, NĐT do vậy vẫn cần giữ tỷ trọng tiền ở mức an toàn để chủ động trước biến động thị trường từ thông tin thế giới tiêu cực còn phía trước.
Nhân dân tệ tiếp tục giảm giá 6 phiên liên tiếp, Trung Quốc dọa đáp trả thương mại khi Mỹ áp dụng thuế quan vào 1/9 tới. Các thị trường chứng khoán chủ chốt bật tăng trở lại sau những phiên bán tháo từ tâm lý hoảng loạn. Thị trường Châu Á hồi phục không rõ rệt trước áp lực bán ra từ khối ngoại. USD Index tăng 0.2% chủ yếu so với các đồng tiền chủ chốt khác như EUR, JPY, CNY, trong khi các đồng tiền ở thị trường mới nổi hồi phục. Chỉ số hàng hóa Bcom tăng 0.5%, chủ yếu đến từ giá dầu trong khi giá quặng sắt và cao su tự nhiên tiếp tục giảm 4.4% và 9.7%, đưa mức giảm của 2 mặt hàng này lần lượt 28.4% và 30.2% trong vòng 1 tháng qua. Trước thời điểm Mỹ công bố áp thuế, dự báo sẽ còn biến động lớn trên các thị trường trong tuần tới.
Cơ cấu danh mục mục quý III, ngành hàng không liệu có là tâm điểm thay đổi của các ETFs. ETF FTSE VN và VNM sẽ công bố điều chỉnh danh mục quý III vào 6/9 và 14/9 và hoàn tất giao dịch vào 20/9. VJC sẽ tham gia danh mục 2 ETFs sau khi tỷ lệ room còn lại cho NĐT nước ngoài vượt 10%. VJC là trường hợp khá rõ ràng dù vậy chúng tôi vẫn lưu ý với trường hợp HVN. Cổ phiếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuy nhiên số liệu Free float chưa được xác định chính xác. Theo chúng tôi tỷ lệ Free float của HVN đang ở mức 14% và có thể được xem xét đưa vào danh mục 2 ETFs kỳ này. Bên cạnh 2 trường hợp trên, FTSE VN sẽ bổ sung thêm PHR và loại CII trong khi VNM không loại cổ phiếu nào và có khả năng tăng tỷ lệ cổ phiếu Việt Nam từ 70.6% lên 72%. Với trường hợp HVN chưa chắc chắn, chúng tôi chia làm 2 kịch bản (Chi tiết tại phần phụ lục).
Bám sát VN30 trong quá trình kiểm đỉnh 900 điểm, các HĐTL duy trì trạng thái chênh lệch âm không đổi. VN30 bám sát dải Bollinger band trên trong quá trình kiểm tra đỉnh 900 điểm, tương đương Fibonacci thoái lui 38.2% của chu kỳ trung hạn. Các HĐTL theo sát, giữ mức chênh lệch giá lần lượt -1.4%, -1.8%, -1.8% và -1.6% tại các kỳ hạn. Thanh khoản tiếp tục giảm 2% về mức giá trị bình quân phiên 6,231 tỷ/ phiên. Hợp đồng mở tăng 46% lên mức 18,722 HĐ. Chỉ số chưa thể vượt qua đỉnh ngắn hạn để hình thành xu thế rõ ràng, rủi ro điều chỉnh kéo theo trạng thái chênh lệch âm lớn. Hoạt động mua bán nhanh trong phiên vẫn được lưu ý khi xu hướng vẫn chưa rõ ràng.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Theo dõi diễn biến thị trường sau khi đã thực hiện cắt giảm bớt tỷ trọng trong 2 tuần vừa rồi.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Duy trì tỷ trọng danh mục hiện tại.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: BID, NTL, L14
Cổ phiếu tích luỹ: PVS, TCM
Cập nhật doanh nghiệp trong tuần: MWG, GVR, FPT
IBROKER: Cập nhật cổ phiếu: VSC, GMD, VNM, MSN, PNJ
iInvest: Danh mục Dầu khí tuần này có mức hiệu suất ấn tượng 2.2%, con số này của VNINDEX là 1.3%. Ở chiều ngược lại, danh mục Bảo hiểm & Chứng khoán chốt tuần ở mức -1.0%. Đặc biệt, trong tuần này có 10/14 danh mục Chủ đề có hiệu suất khả quan. Tính riêng tại phiên cuối tuần, có tới 8/14 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 8 như XNK, FDI, CPI, …
NHNN có văn bản cảnh báo rủi ro và yêu cầu các NHTM siết hoạt động đầu tư trái phiếu Doanh nghiệp bất động sản.
NDT duy trì đà giảm 6 phiên liên tiếp, giảm 0.7% về mức thấp nhất kể từ 3/2008 trong bối cảnh thời hạn đánh thuế 1/9 với một số mặt hàng trung Quốc đang đến gần và trước tuyên bố ông là “người được chọn” để tiến hành hành CTTM với Trung Quốc của Tổng thống Trump.
Ngày 26/8, Kết thúc cuộc họp G7 diễn ra trong 3 ngày. 27/8, chỉ số GDP quý II lần cuối của Đức, Mỹ công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng. 28/8, dự trữ dầu thô của Mỹ, EU công bố cung tiền M3, vay tư nhân và đấu giá trái phiếu 10 năm của Đức. 29/8, chỉ số GDP, cán cân thương mại, đơn trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. 31/8, chỉ số PMI của Trung Quốc.