VN-Index bứt phá 1,000 điểm, xác lập xu hướng tăng điểm sau hơn 6 tháng giao dịch giằng co. Tạo nền tích lũy trong thời gian dài, VN-Index có phiên tăng điểm ấn tượng xác nhận xu hướng tăng điểm với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu nhà Vin. Bộ 3 cổ phiếu VHM – VIC – VRE góp 16 điểm trong số 19 điểm tăng trong tuần. Đà tăng điểm mở rộng với 13/19 ngành tăng điểm. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng đã tạo nền giá tích cực trong 2 tuần qua, tuy nhiên chỉ số chỉ bứt phá khi nhóm cổ phiếu Vin tăng mạnh cùng với thông tin mua cổ phiếu quỹ khối lượng lớn. Khối ngoại mua ròng trở lại cùng với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn, VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm hướng tới giá mục tiêu tại 1,050 điểm. Sau quá trình tăng điểm tạo nền giá mới, xu hướng vận động ngành sẽ rõ nét hơn trong tuần tới.
Ngân hàng nhà nước tiếp tục bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng giảm và lãi suất trái phiếu chính phủ thấp kỷ lục. NHNN đã giảm quy mô chào tín phiếu kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2.25% trong 2 tuần qua. Trong 2 tuần qua 34 nghìn tỷ đã được bơm vào thị trường qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu. Khối lượng tín phiếu lưu hành chỉ còn ở mức 52 nghìn tỷ. Sau khi đột ngột tăng tuần trước, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã giảm trở lại lần lượt 13, 9 và 2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng. Thanh khoản thị trường dồi dào cũng tạo áp lực giảm lãi suất trái phiếu chính phủ xuống mức thấp kỷ lục. Lãi suất trúng thầu trái phiếu kỳ hạn dài nhất 30 năm hiện chỉ còn 4,65%/năm; kỳ hạn 7 năm rớt về 3%/năm, đều là các mức thấp kỷ lục trên thị trường tài chính Việt Nam từ trước đến nay. Diễn biến này đang cho thấy chính sách tiền tệ đi đúng hướng và góp phần hỗ trợ tăng trưởng và ổn định vĩ mô.
87% các công ty niêm yết trên Hose và HNX công bố KQKD, LNST quý III tăng trưởng 16.4%. Tính đến 1/11, 667 công ty niêm yết tương đương với 87% số công ty niêm yết trên 2 sàn đã công bố KQKD quý III. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 59,436 tỷ, tăng trưởng 16.4% so với cùng kỳ năm 2018. Tất cả các ngân hàng đã công bố KQKD với mức tăng trưởng 43% cùng kỳ và đóng góp 76% mức tăng LN tuyệt đối cho thị trường. 29/30 cổ phiếu thuộc VN30 có mức tăng trưởng lợi nhuận 27% so cùng kỳ. Thị trường tiếp tục phân hóa hóa mạnh với 50.6% công ty tăng trưởng dương so cùng kỳ và 75 công ty thua lỗ quý III. Bức tranh lợi nhuận đang cải thiện dần theo từng quý. 98 công ty còn lại sẽ tiếp tục công bố KQKD vào tuần sau tuy nhiên kết quả này cũng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến bức tranh tổng thể hiện tại.
Trạng thái premium mạnh ở kỳ hạn VNF1912, thanh khoản và hợp đồng mở cải thiện kết thúc 4 tuần giảm thanh khoản. Các HĐTL kỳ hạn dài tăng mạnh, chuyển trạng thái sang chênh lệch giá dương lần lượt 0%, 1%, 0.1% và 0.4% ở các kỳ hạn. Thanh khoản kết thúc 4 giảm liên tiếp, tăng 19% lên mức 5,068 tỷ/ phiên. Hợp đồng tăng 24% lên mức 20,210 HĐ. VN30 đã breakout khỏi mô hình tích lũy ascending triangle với khối lượng giao dịch cải thiện vượt 930 điểm, hướng tới giá tiêu 945 điểm. NĐT chuyển sang trạng thái nắm giữ khi VN30 breakout khỏi mô hình như khuyến nghị tuần trước và cân nhắc đóng vị thế khi gặp ngưỡng cản tại 945 điểm.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index breakout khỏi mô hình ascending triangle hướng tới mục tiêu giá 1,050 điểm. Giữ trạng thái, canh chốt lãi tại giá mục tiêu.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Canh mua những cổ phiếu có triển vọng KQKD tích cực ở nhịp rung lắc.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: BVH, GAS, VHM, HCM
Cổ phiếu tiêu cực: VEA
iInvest: Tuần này có 11/18 danh mục Chủ đề có hiệu suất khả quan. Đặc biệt, danh mục FTSE Việt Nam - được kỳ vọng sẽ thu hút dòng tiền lớn từ các quỹ đầu tư thụ động dựa theo chỉ số FTSE - có mức hiệu suất tuần ấn tượng 3.1%, con số này của VNINDEX là 1.9%.
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Nội dung chất vấn Chính phủ trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
• TT xác lập xu hướng tăng điểm, vận động của các cổ phiếu chủ chốt và hiệu ứng lan tỏa.
• 13% số công ty còn lại trên 2 sàn công bố KQKD quý II.
• Ngày 4/11, Chỉ số PMI của EU; 5/11, PMI dịch vụ của Trung Quốc và Anh; PMI không gồm sản xuất của Mỹ. 6/11, Đơn sản xuất của Đức; Dự trữ dầu thô của Mỹ. 7/11, Dự báo kinh tế EU; Báo cáo lạm phát, lãi suất và chính sách tiền tệ của Anh. 8/11, Cán cân thương mại Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Canada.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống