Chiến thuật tuần tới
VN-Index vận động tích lũy, tạo động lực vượt cản 970 điểm. Biến động tăng giảm mạnh trong tuần từ lo ngại cuộc chiến Mỹ - Iran, VN-Index vẫn kịp hồi 2 phiên cuối tuần duy trì đà tăng điểm tuần thứ 3 liên tiếp. . VN-Index vẫn đang được các cổ phiếu ngành Ngân hàng nâng đỡ trong nhịp rằng lắc. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng dẫn đầu đà tăng, trong đó BID và CTG tăng lần lượt 9.8% và 10.5%, đóng góp 7.5 điểm tăng cho VN-Index. Thị trường biến động mạnh cũng thu hẹp đà tăng chỉ còn 6/19 ngành tăng và 123 cổ phiếu tăng / 228 giảm Thông tin ký kết đàm phán Mỹ - Trung vào tuần sau có thể giúp giao dịch tích cực hơn. Tuy nhiên tâm lý thận trọng, giao dịch chậm trước kỳ nghỉ Lễ và dòng tiền thiếu đồng thuận cản trở đà tăng sau nhịp hồi tuần trước. VN-Index tiếp tục dự báo giằng trong khoảng 960 – 983 điểm, mức điểm trọng tâm quanh 968 điểm.
Mỹ cởi nút thắt chiến tranh với Iran, thị trường chứng khoán hồi phục. Màn trả đũa Iran trong tuần quá đẩy nguy cơ đối đầu Mỹ - Iran lên đỉnh điểm kéo theo sự giảm điểm của TTCK và đẩy giá vàng và dầu lên cao. Mỹ sau đó chọn giải pháp trừng phạt kinh tế mới thay cho đối đầu quân sự đã hỗ trợ các TTCK hồi phục trong khi giá dầu giảm 5.8%. Các thị trường khác hồi phục trong khi chỉ số chứng khoán Mỹ đạt đỉnh mới. WB cũng dự báo kinh tế toàn cầu tăng nhẹ lên 2.5% năm 2020. Rủi ro suy giảm vẫn tồn tại từ các đầu tầu kinh tế như Mỹ, EU, Trung Quốc. Dự báo tăng trưởng nhẹ đến từ nhờ đầu tư và thương mại dần khôi phục sau 1 năm ảm đạm nhiều khả năng đến từ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vòng 1. Thỏa thuận thương mại này dự kiến được ký tại Mỹ vào ngày 15/1 và cũng là là thông tin đáng chú ý trong tuần tới.
Nhiều Ngân hàng công bố lợi nhuận tăng trưởng đột biến, ngành tiếp tục là trụ cột thị trường năm 2020. Cùng với các Ngân niêm yết như BID, CTG, các Ngân hàng chưa niêm yết như Nam Á, Seabank đều công bố lợi nhuận tăng trưởng đột biến. Đề án cơ cấu thị trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 có một nội dung lưu ý đó là niêm yết các NHTM. Với KQKD 2019 tích cực, và lộ trình niêm yết năm 2020, ngành ngân hàng tiếp tục kỳ vọng là trụ đỡ cho thị trường trong năm 2020. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tuần qua tiếp tục giảm, lãi suất kỳ hạn ngắn như qua đêm và 1 tuần lần lượt giảm 0.42% và 0.52% trong khi các kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng tăng nhẹ. Lãi suất qua đêm tuần qua có thời điểm về mức 1%, mức thấp trong cả năm 2019 tiếp tục cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng đang khá dồi dào.
Biến động tăng giảm mạnh, các HĐTL không bắt kịp VN30. Các HĐTL mở rộng trạng thái discount lần lượt các kỳ hạn ở mức -0.8%, -0.6%, -0.2% và 0.3%. Thanh khoản bình quân 7,311 tỷ/ phiên, tăng 17% so tuần trước. Hợp đồng mở giảm 8% về mức 14,898. VN30 hồi phục từ đáy ngắn hạn quay về kiểm tra đỉnh ngắn hạn với thanh khoản cải thiện. Chỉ số vượt qua 883 điểm nhưng vẫn nằm sát đỉnh ngắn hạn và SMA200 tại 890 điểm do vậy diễn biến giằng co tiếp diễn ra trước khi VN30 vượt qua cản để vận động theo mô hình 3 đáy kiểm tra 900 điểm. NĐT có thể tận dụng nhịp giao động mạnh của chỉ số để trading ngắn hạn, và cân nhắc nắm vị thế mua khi chỉ số vượt đường neckline mô hình quanh 886 điểm với thanh khoản cải thiện.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vận động dưới cản 970 điểm, tâm lý nghỉ Lễ sẽ kéo thanh khoản xuống và cơ hội không rõ ràng.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Tiếp tục tích lũy cổ phiếu cơ bản ở những phiên điều chỉnh cho mục tiêu 2-3 tháng tới.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: TCM, CII, HCM, DGW
Cổ phiếu tích lũy: VNM
iInvest: Tuần này có 4/20 danh mục Chủ đề có hiệu suất khả quan. Đặc biệt, danh mục Ngân hàng - gồm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tiềm năng tăng trưởng bền vững và định giá hợp lý - có mức hiệu suất tuần ấn tượng 2.0%, con số này của VNINDEX là 0.4%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Các cổ phiếu Ngân hàng đều tăng trưởng mạnh lợi nhuận năm 2019, tiếp tục là trụ đỡ cho thị trường trong năm 2020.
Ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung vòng 1 tại Mỹ vào ngày 15/1.
Ngày 13/1, FDI, số liệu nợ mới và cung tiền M2 Trung Quốc; GDP m/m và chỉ số sản xuất Anh. 14/1, CPI Mỹ và bảng cân đối FED. 15/1, Sản xuất công nghiệp và cán cân thương mại EU; Dự trữ dầu thô Mỹ. 16/1, Họp chính sách tiền tệ ECB; Doanh thu bán lẻ Mỹ. 17/1, Chỉ số sản xuất công nghiệp, tăng trưởng GDP Trung Quốc. 18/1, Báo cáo tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống