Chiến thuật tuần tới
VN-Index hồi phục sau nhịp bán tháo. Hoạt động bắt đáy trong phiên hoảng loạn khi TTCK Trung Quốc mở cửa đầu tuần tạo đà cho VN-Index hồi phục từ vùng giá thấp và chuyển sang trạng thái tích lũy tích cực. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng tăng mạnh là trụ chính của các chỉ số và tạo nền cho phục hồi la rộng của nhiều cổ phiếu giảm sâu trước đó. Dù vậy mức giảm điểm vẫn diễn ra trên diện rộng với chỉ có 3/19 ngành tăng giá và 134 cổ phiếu tăng so với 215 cổ phiếu giảm giá. Sau một vài phiên bắt đáy cùng thị trường đầu tuần, khối ngoại chuyển sang bán ròng, hạn chế đà hồi phục của VN-Index. Diễn biến giằng co tích lũy có thể trở lại trước cản lần lượt 950 và 970 điểm, chờ những thông tin rõ hơn về dịch bệnh để thoát khỏi xu hướng giảm điểm ngắn hạn.
TTCK Mỹ và các nước phát triển dẫn đầu đà hồi phục. Những thông tin tích cực về KQKD các công ty niêm yết, Trung Quốc giảm một nửa thuế quan bổ sung với 75 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ và số lượng người thất nghiệp giảm giúp các chỉ số chứng khoán Mỹ có 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Diễn biến này trở thành chỗ dựa tâm lý quan trọng cho các thị trường hồi phục sau đợt bán tháo. Trái ngược với diễn biến của tuần trước, thị trường hàng hóa khá bình yên với mức tăng nhẹ 0.1% từ các mặt hàng kim loại trong khi USD Index lại tăng 1.2% so với các đồng tiền chủ chốt khác như JPY(+1.4%), EUR (+1.1%) và CHF (+1.3%). Hiệu ứng tiêu cực từ dịch bệnh đang giảm dần dù vậy ảnh hưởng này đến các thị trường vẫn chưa đi qua và cần thời gian theo dõi.
Một số nước đã hành động trước sự bùng phát của virus corona. Trong khi FED giữ nguyên chính sách tiền tệ đồng thời cho rằng dịch virus này là “vấn đề nghiêm trọng” và tiếp tục theo dõi thì một số nước bị tác động tiêu cực đã có chính sách hỗ trợ đầu tiên. Trung Quốc đã bơm khoảng 174 tỷ vào hệ thống tài chính hạn chế tác động tiêu cực lên thị trường tài chính và doanh nghiệp. Thái Lan cũng công bố hạ lãi suất cơ bản từ 1.25% xuống mức thấp kỷ lục 1%. Bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam cũng đá đánh giá và xây dựng 2 kịch bản trên cơ sở tính toán xuất – nhập khẩu và du lịch bị tác động gồm: (1) Nếu dịch khống chế trong quý I thì GDP cả năm tăng 6.27% và (2) Nếu dịch khống chế trong quý II thì GDP cả năm tăng 6.09%. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ theo dõi và cân nhắc gói hỗ trợ kinh tế để hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Tính tới thời điểm hiện tại, diễn biến của dịch cúm Coronavirus đang có chuyển biến khó lường. Trong khi số người tử vong đang tăng lên và chạm mốc hơn 700 người, xấp xỉ con số của dịch SARS, số ca phát hiện nhiễm bệnh mới trong 3 ngày gần nhất đang giảm dần. Mặc dù còn quá sớm để kết luận dịch đã tạo đỉnh, nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh mới giảm dần cho thấy các biện pháp phòng ngừa và kiềm dịch của Chính phủ Trung Quốc đang dần có tác dụng.
VN30 biến động, giá trị giao dịch tiếp tục tăng nhờ hoạt động trading đẩy mạnh. Các HĐTL giảm nhanh hơn VN30, chuyển từ trạng thái chênh lệch dương sang chênh lệch âm lần lượt ở mức -0.8%, -0.9%, 0% và -2.3% ở các kỳ hạn. VN30 biến động mạnh, xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ và cũng nhanh chóng hồi phục kích thích hoạt động mua bán nhanh. Thanh khoản bình quân tiếp tục tăng 23% so tuần trước, giữ ở mức cao 13,267 tỷ/ phiên. Hợp đồng mở tăng 4% lên mức 17,199 hợp đồng. Trong tuần qua, VN30 đã có phiên giảm xuyên qua SMA200 đồ thị tuần, sau đó hồi phục tạo nến hammer và đang quay trở lại kiểm tra ngưỡng cản tại 963 – 965 điểm. Chỉ số vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm điểm, tuy nhiên những vận động ngắn hạn tích cực và sớm tạo vùng tích lũy. Ngưỡng cản VN-Index lần lượt 965 và 886 điểm trong khi hỗ trợ nằm tại 840 điểm. Hoạt động trading vẫn chiếm ưu thế khi xu hướng của chỉ số chưa rõ ràng.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index hồi phục lấp gap giá giảm, dù vậy vẫn nằm trong xu hướng giảm. NĐT cần giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý, tận dụng trading cổ phiếu có vị thế tại các ngưỡng cản 950 và 970 trước khi chỉ số xác lập xu hướng rõ ràng.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Nắm giữ, và tích lũy cổ phiếu cơ bản cho mục tiêu 2 tháng tới.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: MWG, PHR, VPB, NT2
Cổ phiếu tiêu cực: SAB
iInvest: Tuần này có 13/21 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX. Đặc biệt, danh mục Cổ phiếu đầu ngành tài chính - mô phỏng rổ cổ phiếu VN FinLead, bao gồm các cổ phiếu đầu ngành tài chính (Ngân hàng, Bảo hiểm và Dịch vụ tài chính) về vốn hóa, thanh khoản và quy mô hoạt động - có mức hiệu suất tuần ấn tượng 5.5%, con số này của VNINDEX là 0.4%.
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Diễn biến dịch cúm Corona trong nước và quốc tế.
• Công bố KQKD quý IV và năm 2019 của các công ty niêm yết.
• Ngày 10/2, CPI, cung tiền M2 và các khoản nợ mới của Trung Quốc. 11/2, chỉ số sản xuất, cán cân XNK, GDP q/q của Anh; Dự báo kinh tế Châu Âu; Chủ tịch FED điều trần trong 2 ngày. 12/2, Chỉ số sản xuất của EU, dự trữ dầu thô của Mỹ. 13/2, Cán cân ngân sách liên ban và CPI của Mỹ. 14/2, chỉ số thất nghiệp, GDP của Châu Âu, doanh số bán lẻ của Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống