Chiến thuật tuần tới
VN-Index chuyển sang trạng thái tích lũy trên vùng đáy. Đà hồi phục VN-Index chững lại trước sự phân hóa từ nhóm cổ phiếu lớn và hoạt động bán ròng của khối ngoại. Các cổ phiếu lớn ngành Ngân hàng tăng ở nhịp đầu như VCB, BID, CTG điều chỉnh trong khi các cổ phiếu nhóm sau như VPB, TCB, STB, TPB, MBB vẫn giữ đà tăng giá. Thị trường ghi nhận 13/19 ngành tăng giá và 182 cổ phiếu tăng so với 177 cổ phiếu giảm. Chỉ số giảm nhẹ nhưng vận động hồi phục đang lan tỏa ở các nhóm cổ phiếu tốp sau và các cổ phiếu giảm sâu tập trung ở nhóm tiện ích, dịch vụ tài chính, dầu khí, ô tô và xây dựng. Trong tuần tới HĐTL tháng 2 đáo hạn cũng sẽ gây xáo trộn nhẹ dù vậy diễn biến tích lũy giằng co trước cản 945 - 950 điểm vẫn là chủ đạo. Chỉ số vẫn tích lũy lại, rũ bớt áp lực chốt lãi bắt đáy và chờ tin hỗ trợ để vượt cản.
Dịch virus COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Bộ KH-ĐT xây dịch kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp. Tính đến sáng 14/2/2020 trên thế giới đã có 65,027 ca nhiễm bệnh, trong đó 1,486 ca tử vong và 5,954 ca chữa khỏi. Ngày 14/2 đã có 4,823 ca nhiễm mới và 116 ca tử vong, cả 2 số liệu này giảm so với ngày 13/2 khi Trung Quốc điều chỉnh cách tính mới tuy nhiên vẫn cao hơn số liệu bình quân 1 tuần trước đó. Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Bộ KH-ĐT đã có báo đánh giá tác động ngày 12/2, trong đó đề cập dịch đã, đang và sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Kịch bản tăng trưởng giảm so với dự báo tuần trước xuống còn 6.25% và 5.96% khi dịch kiểm soát được trong quý I và II. Các nhóm giải pháp đưa ra gồm: (1) Tập trung các biện pháp phòng, chống, và kiểm soát dịch; (2) Giải pháp hỗ trợ, ổn định đời sống nhân dân, tháo gỡ khó khăn duy trì sản xuất, kinh doanh trong dịch; (3) Giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh sau dịch. Các bộ ngành liên quan báo cáo Chính phủ các giải pháp trong tháng 2.
Dự báo ETFs quý I năm 2020. Dựa trên dữ liệu chốt tại ngày 12/2, chúng tôi dự báo một số thay đổi danh mục của các ETFs trong quý I như sau: (1) ETF FTSE VN: Không thêm mới, nhiều khả năng loại ROS do vi phạm tiêu chí vốn hóa free float. Lưu ý với trường hợp cổ phiếu PLX có thể bị loại nếu thanh khoản không cải thiện 2 tuần tới; (2) ETF VNM: Không thêm mới hay loại bỏ cổ phiếu. Lưu ý với trường hợp cổ phiếu STB có thể được cân nhắc đưa lại danh mục sau 3 kỳ bị loại. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam giảm sâu xuống mức 68.8% và có khả năng được mua bổ sung nếu giữ mức thấp tại thời điểm chốt dữ liệu. Một số cổ phiếu có thay đổi lớn của 2 quỹ, ở chiều mua gồm MSN (+1.19 triệu CP), SBT (+1.15 triệu CP), VRE (+1.09 triệu CP) và ở chiều bán gồm ROS (-1.4 triệu CP), HPG (-0.78 triệu CP), VCB (-0.46 triệu CP) (Chi tiết tại trang 10)
Các HĐTL kỳ hạn ngắn tăng nhanh hơn VN30. Các HĐTL nhìn chung tăng tốt hơn VN30 và rút ngắn chênh lệch âm kỳ hạn tháng 2 và 3 xuống còn -0.5% và -0.6% và chuyển sang trạng thái premium 0.02% và 0.4% ở kỳ hạn tháng 6 và tháng 9. Diễn biến giằng co trở lại khi VN-Index đi vào cản 963 -965 điểm khiến thanh khoản giảm trở lại 2 2 tuần tăng mạnh. Thanh khoản bình quân ở mức cao 10,252 tỷ/ phiên, giảm 23% so với tuần trước. Hợp đồng mở giảm 3% về mức 16,726 hợp đồng. VN30 liên tiếp hình hành 3 cây nến doji sát với ngưỡng cản. Diễn biến giằng co này có thể tiếp tục diễn ra tuần tới, hoạt động này cũng nằm trong quá trình tích lũy sau vùng đáy. Trading ngắn hạn tiếp tục được lưu ý khi hợp đồng tháng 2 đáo hạn và chỉ số cần thời gian củng cố vùng đáy trước khi có vận động rõ ràng hơn.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vận động tích lũy dưới ngưỡng cản 945 – 950, giữ vị thế ở mức vừa phải.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Nắm giữ, và tích lũy cổ phiếu cơ bản cho mục tiêu 2 tháng tới.
iInvest: Tuần này có 19/21 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX. Đặc biệt, danh mục Lãi suất giảm - bao gồm các cổ phiếu có khả năng hưởng lợi khi xảy ra kịch bản lãi suất trên thị trường giảm xuống - có mức hiệu suất tuần ấn tượng 4.8%, con số này của VNINDEX là -0.4%.
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Diễn biến dịch cúm Corona trong nước và quốc tế.
• Công bố KQKD quý IV và năm 2019 của các công ty niêm yết.
• Hợp đồng tương lai VN30F2002 đáo hạn.
• Ngày 17/2, GDP q/q Nhật Bản. 18/2, Cuộc họp hội đồng bộ trưởng tài chính các thành viên EU; chỉ số FDI của Trung Quốc. 19/2, Chỉ số CPI của Anh và Canada; giấy phép xây dựng, nhà xây mới của Mỹ. 20/2, Biên bản cuộc họp FOMC, biên bản chính sách tiền tệ ECB; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dự trữ dầu thô Mỹ. 21/2, Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất của Đức, Pháp, Anh và Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống