Chiến thuật tuần tới
VN-Index tiếp tục dò đáy trước áp lực bán ra từ khối ngoại. Tuần qua, VN-Index nhanh chóng mất vùng tích lũy 925 – 945 điểm trước biến động tiêu cực của TTCK thế giới và hoạt động đẩy mạnh bán ròng của khối ngoại. Nhóm cổ phiếu chủ chốt đồng loạt giảm kéo theo sự giảm điểm trên diện rộng của 18/19 ngành. Các chỉ số định giá VN-Index giảm về vùng thấp nhất trong 4 năm và khuyến nghị mua vào của các quỹ không ngăn được đà bán ra của khối ngoại với sự tham gia rút vốn mới từ các quỹ ETFs. Tâm lý thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực tương tự như sau kỳ nghỉ Lễ và cần thông tin hỗ trợ đủ mạnh để có thể đảo chiều. Chính phủ liệu có thể công bố các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế trong tuần tới sau khi có dữ liệu vĩ mô trong tháng 2. Trong thời gian chờ đợi, thị trường sẽ còn bám vào vận động khó lường của thị trường Mỹ.
Dịch bệnh lan mạnh ngoài Trung Quốc, TTCK Mỹ và Châu Âu dẫn đầu đà giảm. TTCK Mỹ và các thị trường chủ chốt Châu Âu chuyển sang trạng thái hoảng loạn và có mức giảm trên 10% trong tuần qua khi dịch bệnh Covid-19 có diễn biến khó lường tại Hàn Quốc, Ý, Iran và ngay cả ở nước Mỹ. Dấu hiệu hoảng loạn còn ghi nhận trên thị trường hàng hóa. Chỉ số Bcom giảm 6.2%, mức giảm ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng. Kim loại quý cũng không còn là chỗ trú ẩn an toàn, Vàng và Bạc có mức giảm lần lượt 1.1% và 7.4%. Dòng tiền ngoại đồng loạt rút ròng trong khu vực cũng khiến cho các chỉ số chứng khoán giảm nhanh dẫn đầu là thị trường Trung Quốc và Thái Lan. Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng chuỗi sản xuất, nguy cơ suy thoái ảnh hưởng tiêu cực lên các TTCK. Đến lúc này, thị trường Mỹ và Châu Âu đã không còn là ngoại lệ.
Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6.3% vì Covid-19, Chính Phủ dù vậy cho rằng chưa có cơ sở điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng. Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam 0.5% xuống còn 6.3% trong năm 2020. Dịch tác động đến tăng trưởng nửa đầu năm khi chuỗi cung ứng sản xuất gián đoạn và sụt giảm ngành dịch vụ, du lịch. Kinh tế hồi phục vào nửa sau năm nhờ chuỗi cung ứng ổn định và hưởng lợi từ hiệp định EVFTA. Tại cuộc họp chính sách 25/2, Thủ tướng nêu rõ chưa có cơ sở điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô và tăng trưởng. Điều hành kinh tế nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế. Các nhà tư vấn chính sách cần tìm loại vaccine ứng phó căn bệnh sụt giảm kinh tế theo đề xuất Thủ tướng. Tổng cục thống kê sẽ công bố báo cáo KT-XH tháng 2 vào ngày 29/2. Dữ liệu cập nhật này là cơ sở đánh giá và đưa ra quyết định từ Chính phủ sau khi tổng hợp các giải pháp từ các Bộ ban ngành liên quan theo đề xuất Bộ KH-ĐT.
VN30 giảm dưới đáy ngắn hạn, thanh khoản tăng đột biến. Các hợp đồng tương lại có mức giảm thấp hơn VN30, đưa trạng thái chênh lệch âm về lần lượt -0.2%, -0.5% ở kỳ 1 và 2 tháng và chuyển sang trạng thái chênh lệch dương 0.9% và 1.1% ở các kỳ hạn quý II và quý III. Xu hướng giảm củng cố kéo theo thanh khoản bình quân tăng đột biến 76% lên mức 13,923 tỷ/ phiên so với tuần trước. Hợp đồng mở dù vậy giảm 1% về mức 17,095 hợp đồng. Tâm lý bán tháo khiến VN30 nhanh chóng giảm kiểm tra đáy ngắn hạn, hoạt động bắt đáy giúp chỉ số không giảm dưới dưới vùng trũng 822 điểm trong năm 2019. Chỉ số dừng lại ở SMA200 đồ thị tuần và trạng thái premium ở các kỳ hạn dài cho thấy thị trường có thể quay đầu nhanh chóng khi có thông tin hỗ trợ. Hoạt động trading theo xu hướng có thể duy trì nhưng cũng cần sẵn sàng đảo ngược vị thế.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vẫn trong quá trình dò đáy, tín hiệu hồi phục chưa rõ ràng. NĐT tiếp tục chờ đợi và duy trì tỷ lệ cổ phiếu ở mức an toàn.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Tận dụng các nhịp giảm sâu để tích lũy cổ phiếu cơ bản cho mục tiêu 1- 2 tháng tới.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: FPT, GVR, AMV
Cổ phiếu tích lũy: REE, PLX
Cập nhật doanh nghiệp trong tuần: PVI, NT2, TCB
iInvest: Tuần này có 17/21 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX. Đặc biệt, danh mục Ngành Dược - là nhóm cổ phiếu có tính phòng thủ, thích hợp cho đầu tư dài hạn, đặc biệt, trong giai đoạn thị trường biến động xấu - có mức hiệu suất tuần ấn tượng -1.9%, con số này của VNINDEX là -5.5%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống