Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 13_Khi tâm dịch chuyển sang Châu Âu và Mỹ_PTKT_SJS,NDN,PDR,GMD,PHR_20200321

  • Ngày đăng

    22/03/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1006

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng tuần ETFs cơ cấu, VN-Index tiếp tục dò đáy. Diễn biến tiêu cực từ TTCK thế giới, khối ngoại bán ròng 5 phiên trong tuần và 29 phiên liên tiếp tạo sức ép lên các chỉ số. VN-Index có tuần giảm thứ 2 liên tiếp với 16/19 ngành giảm. 4 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất VIC, VHM, VNM và VCB đều giảm đóng góp 33 điểm giảm, chiếm 63% mức giảm thị trường. Biên độ giao động của chỉ số thu hẹp so tuần trước cho thấy tâm lý thị trường ổn định, thanh khoản duy trì ở mức cao và có phần bị gây nhiễu bởi hoạt động cơ cấu danh mục của các ETFs. Một số cổ phiếu giảm sâu hoặc cổ phiếu nhỏ tăng điểm dù vậy đà tăng không kéo dài. Tuần tới một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, đặc biệt GDP quý I được công bố cuối tháng sẽ là những thông tin quan trọng để cơ quan điều hành cũng như NĐT có cơ sở đánh giá và đưa ra các quyết sách phù hợp. Một số doanh nghiệp cũng công bố dự kiến KQKD quý I dù vậy hoạt động bán ròng khối ngoại đang gây khó khăn cho VN-Index trong quá trình dò đáy.

Diễn biến tiêu cực từ TTCK thị trường hàng hóa đang lây lan sang thị trường tiền tệ.
Chống dịch Virus Covid-19 đã chuyển tâm điểm sang Châu Âu và ở Mỹ với những ca nhiễm mới và tử vong tăng vọt. Trong khi Trung Quốc đang bắt đầu nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh khi nước này đã qua đỉnh dịch, phần lớn các doanh nghiệp ở các nước khác trên thế giới hiện đang triển khai các chính sách làm việc tại nhà. TTCK Mỹ có thêm 2 lần kích hoạt cơ chế ngắt giao dịch tự động, giảm hơn 17.30% tuần qua. TTCK Nhật cũng giảm mạnh 10.81%.  TTCK các nước Châu Âu giảm từ 2% - 5%. Chỉ số hàng hóa  Bcom có mức giảm mạnh -6.4%, hầu hết các mặt hàng đều giảm điểm ngoại trừ một số mặt hàng nông sản. Sau thời gian dài ổn định, tỷ giá đã biến động mạnh trong tuần qua. USD Index tăng 4.1% tuy nhiên một số nước khu vực mới nổi mất giá mạnh gồm Indonesia (-8.0%), Nga (-10.1%), Braxin (-4.7%). Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực TTCK các nước này mà còn tác động mạnh đến tâm lý các nước khu vực mới nổi.
 
Ngân hàng nhà nước giảm lãi suất điều hành, VND biến động phức tạp. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 cũng như phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế, NHNN điều chỉnh giảm các mức lãi suất. Mặt bằng lãi suất chung giảm 0.5% - 1% tại lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và chào mua giấy tờ có giá. Ngoài ra lãi suất đi vay và cho vay kỳ hạn dưới 6 tháng cũng giảm 0.3% đến 0.5%. Cùng với chính sách khoanh, giãn và kéo dài trả nợ, đợt điều chỉnh giảm lãi suất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuần qua mặt bằng lãi suất liên ngân hàng khá ổn định và cũng không có giao dịch ghi nhận trên thị trường OMO và tín phiếu tuy nhiên tỷ giá lại biến động khá phức tạp hơn khi VND giảm 0.7% so USD từ USD Index tăng 2.4%, nhu cầu tăng và các đồng nội tệ khu vực mất giá nhanh gây sức ép tâm lý lên thị trường. Biến động tỷ giá VND và khu vực cần tiếp tục theo dõi trong tuần tới.

VN30 tiếp tục giảm trong tuần HĐTL đáo hạn, thanh khoản và hợp đồng mở giảm.
Chỉ số tiếp tục giảm quay lại kiểm tra vùng điểm thấp nhất trong tuần trước. Các HĐTL có mức giảm nhẹ hơn VN30, qua đó thu hẹp trạng thái chênh lệch âm lần lượt -0.2%, -0.8%, -0.9% và -0.7% ở các kỳ hạn. Thanh khoản bình quân giảm 14% về mức 12,593 tỷ/ phiên so với tuần trước. Hợp đồng mở giảm 3% về mức 17,416 hợp đồng. VN30 giảm nhẹ dưới vùng thấp điểm của tuần trước, và tiến sát 673 điểm tương Fibonacci 61.8% của chu kỳ 2012 đến nay. VN30 vẫn đang trong vùng biến động với các chỉ báo kỹ thuật trong vùng quá bán. Xu hướng giảm mạnh, tín tín hiệu đảo chiều chưa rõ ràng dù vậy chỉ số đã chạm ngưỡng hỗ 673 điểm. Nhịp hồi kỹ thuật sẽ sớm diễn ra và NĐT nên cân nhắc chuyển trạng thái nắm giữ short sang trading nhanh trong phiên.

Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vẫn trong quá trình dò đáy, tín hiệu hồi phục chưa rõ ràng. NĐT tiếp tục chờ đợi và duy trì tỷ lệ cổ phiếu ở mức an toàn.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: SJS, NDN
Cổ phiếu tích lũy: PDR, GMD, PHR

iInvest: 
Tuần này có 14/21 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX. Đặc biệt, danh mục Nước & Năng lượng - đầu tư vào nhóm ngành hàng thiết yếu, có tăng trưởng ổn định và tính phòng thủ tốt  - có mức hiệu suất tuần ấn tượng 2.1%, con số này của VNINDEX là -6.8%

Những thông tin lưu ý trong tuần tới

• Diễn biến dịch cúm Covid-19 trong nước và quốc tế.
• KQKD quý I năm 2020 và mùa ĐHCĐ của các công ty niêm yết.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 3.
• Ngày 16/3, Chỉ số PMI của Đức, Pháp, Anh và Mỹ. 25/3, Chỉ số môi trường kinh doanh Đức; Đơn đặt hàng lâu bền và dự trữ dầu thô Mỹ. 26/3, Chính sách tiền tệ và lãi suất của Anh; Cán cân XNK và GDP lần cuối của Mỹ. 27/3, Chỉ số tiêu dùng và thu nhập cá nhân của Mỹ.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh