Chiến thuật tuần tới
VN-Index duy trì đà hồi phục từ các cổ phiếu chủ chốt giảm sâu và cầu bắt đáy ở vùng giá thấp. Thị trường thế giới và dòng tiền khối nội ổn định hấp thụ lực bán ra từ khối ngoại và tiếp tục đẩy chỉ số tăng điểm. VN-Index tăng 4.2% và đà tăng ghi nhận trên diện rộng tại 18/19 ngành, 278 cổ phiếu tăng điểm so với 95 cổ phiếu giảm. Trong 3 tuần qua, các ngành giảm mạnh trước đó như Bảo hiểm, BĐS, Du lịch giải trí và Thực phẩm đồ uống là những ngành hồi phục mạnh và dẫn dắt đà hồi phục của chỉ số (Chi tiết tại phụ lục trang 8 ). Diễn biến tăng giá lan tỏa cũng đã diễn ra rõ rệt trong 2 tuần qua. Tính đến 16/4, 34 công ty niêm yết trên 2 sàn đã công bố KQKD quý I, theo đó LNST sụt giảm 55% so cùng kỳ 2019. Điều này báo hiệu trước mùa công bố KQKD khó khăn của các Công ty niêm yết trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Vận động tăng giá đồng loạt do vậy khó có thể duy trì mà sẽ sớm chuyển sang phân hóa cùng triển vọng của các công ty cũng như trước thông tin hỗ trợ trong nước và quốc tế.
G7 nhất trí phối hợp tái mở nền kinh tế các nước thành viên sau dịch, Tổng thống Mỹ lên kế hoạch mở cửa nền kinh tế theo 3 giai đoạn. G7 cam kết triển khai mọi biện pháp cần thiết đảm bảo phản ứng mạnh mẽ và phối hợp toàn cầu đối phó khủng hoảng y tế và khủng hoảng liên quan đến kinh tế. Các nước G7 cũng nhất trí phối hợp mở lại nền kinh tế và đảm bảo chuỗi cung ứng đáng tin cậy trong tương lai. Cùng thời điểm, Tổng thống Mỹ cũng chỉ đạo mở cửa nền kinh tế theo 3 giai đoạn: (1) Nhà hàng, rạp chiếu phim được mở lại với quy định giãn cách xã hội; (2) Hạn chế hoạt động đi lại không thiết yếu có thể dỡ bỏ và mở lại các trường học; (3) Những người trong nhóm có thể tổn thương sức khỏe có thể tương tác lại cộng đồng. Quan điểm ông Trump cho rằng dữ liệu trên toàn quốc cho thấy Covid-19 vượt qua đỉnh và sẽ nới lỏng phong tỏa tại một số bang từ 1/5 hoặc sớm hơn. Những thông tin này hỗ trợ cho TTCK Mỹ tăng điểm cho dù KQKD quý I của nhiều tập đoàn tài chính lớn công bố sớm sụt giảm gần 50%. Chỉ số USD Index ổn định khi tăng 0.7% trong khi chỉ số hàng hóa tiếp tục biến động với mức giảm 2.1%, chủ yếu từ mức giảm gần 20% của giá dầu. Diễn biến TTCK Mỹ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến TTCK Việt Nam khi mùa công bố KQKD quý I đang được công bố.
Kinh tế Châu Á có thể tăng trưởng 0% và tăng trưởng Việt Nam có thể ở mức 2.7% năm 2020. IMF cảnh báo Châu Á có thể tăng trưởng 0% lần đầu trong 60 năm vì tác động Covid-19 gây thiệt hại “chưa từng có” cho lĩnh vực dịch vụ và thị trường xuất khẩu chính. Tổ chức này dự báo Châu Á tăng 7.6% năm 2021 nếu chính sách ngăn chặn dịch bệnh thành công. IMF cũng dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 2.7%, tích cực nhất trong nhóm Asean-5. Trước đó Fitch cũng điều chỉnh tăng trưởng Việt Nam xuống còn 3.3%. Dù vậy 2 tổ chức này dự báo tích cực về tiềm năng tăng trưởng 2021 lần lượt 7% và 7.3%. Các dự báo được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam và Thế giới. Việt nam cũng đang thực hiện cách ly xã hội, hy sinh một phần tăng trưởng để đảm bảo sức khỏe người dân. Gói tài khóa an sinh xã hội được triển khai và các chính sách đồng bộ nhằm đẩy mạnh đầu tư công, và các kịch bản khôi phục sản xuất được xây dựng. Nền kinh tế đang bị nén lò xo, và chờ một tín hiệu để thể bung ra bù đắp khoảng thời gian ngưng trệ vì dịch bệnh.
Các HĐTL tăng mạnh hơn VN30, lấp gap chênh lệch giá âm tuần HĐTL 1 tháng đáo hạn. Các HĐTL đều tăng mạnh hơn mức tăng 5.6% của VN30, qua đó thu hẹp gap chênh lệch âm xuống còn lần lượt -2.5%, -3.0%, -3.3% và -303% ở các kỳ hạn. Thanh khoản bình quân duy trì ở mức cao, đạt 13,225 tỷ/ phiên, tăng 3% so với tuần trước. Hợp đồng mở dù vậy giảm 16% xuống còn 23,824 hợp đồng. VN30 duy trì tuần giao dịch tăng điểm thứ 3 liên tiếp với cây nến trắng dài củng cố xu hướng hồi phục. Trạng thái discount lớn trên 2% cho thấy NĐT vẫn đang cẩn trọng về xu hướng hồi phục cho dù hình thái hồi phục chữ V đang dần củng cố và hướng tới 760 -767 điểm. Diễn biến phân hóa trong mùa công bố KQKD quý I công bố dù vậy vẫn trạng thái mua vẫn có chút lợi thế trong ngắn hạn.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: NĐT cân nhắc giảm bớt tỷ trọng trong nhịp hồi phục trước gap giá 780 – 800 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: MBB, KBC, VND, CII, SBT
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Stay-at-home_11.5%
Phụ lục: Biến động ngành giai đoạn 24/03 - 17/04/2020
- Top 3 ngành tăng điểm mạnh nhất: Bảo hiểm +29.4% (BVH +40%, BMI +42%), Bất động sản +25.1% (VIC +34%, VHM +24%), Du lịch và giải trí +24.0% (HVN +41%, VJC +22%)
- Top 3 ngành tăng điểm yếu nhất: Xây dựng và vật liệu +8.7% (HBC +15%, BMP +34%), Tài nguyên cơ bản +10.9% (HPG +21%, HSG +34%), Y tế + 11.5% (DHG +18%, DVN +14%)
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Diễn biến dịch cúm Covid-19 và các chính sách hỗ trợ kinh tế trong nước và quốc tế.
• KQKD quý I năm 2020 của các công ty niêm yết.
• Ngày 20/4, Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai EU và Nhật Bản. 21/4, Tỷ lệ thất nghiệp Anh. 22/4, Niềm tin tiêu dùng EU và Dự trữ dầu thô Mỹ. 23/4, PMI Mỹ, Châu Âu và Anh; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ. 24/4, Chỉ số môi trường kinh doanh Đức và đơn đặt hàng lâu bền Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống