Chiến thuật tuần tới
VN-Index tích lũy lại sau phiên rung lắc đầu tuần trước. Diễn biến giằng co và phân hóa tuần tới. Hồi phục 3 phiên cuối tuần, VN-Index vẫn giảm 1.6% từ áp lực chốt lãi và thông tin tiêu cực từ thế giới. Thị trường chuyển sang trạng thái phân hóa rõ rệt với 8/19 ngành tăng điểm và 158 cổ tăng điểm so với 206 cổ phiếu giảm. Kết quả kinh doanh quý I của các Doanh nghiệp chủ chốt tích cực và thông tin nới lỏng cách ly xã hội đóng góp vào mức tăng lần lượt 6.5%, 4.7% và 3.5% của các ngành Tài nguyên cơ bản, Du lịch và giải trí, Ô tô và phụ tùng. Thông tin nới lỏng cách ly xã hội tác động đến TTCK các nước dù vậy mức độ ảnh hưởng không rõ rệt khi xu hướng chung vẫn đang bị chi phối bởi biến động thị trường tài chính Mỹ (Phụ lục trang 8). Gần một nửa số doanh nghiệp trên 2 sàn đã công bố KQKD quý I, số công ty còn lại sẽ tập trung công bố trong tuần tới. Diễn biến phân hóa theo KQKD do vậy sẽ còn diễn ra rõ rệt trong tuần tới.
Các quốc gia chủ chốt tiếp tục mở rộng các gói kích thích nhằm đối phó dịch Covid-19. Ngày 24/4, Hạ viện Mỹ thông qua gói hỗ trợ 484 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và các bệnh viện, đưa tổng mức chi tiêu ứng phó khủng hoảng lên mức kỷ lục gần 3,000 tỷ USD. EU cùng thời điểm thông qua gói tài chính 540 tỷ hỗ trợ các nước trong khối. Nhật Bản sau đó cũng tăng quy mô gói kích thích kinh tế lên đến 1,100 tỷ USD. Những chính được thông qua nhanh chóng khi những số liệu kinh tế suy giảm nghiêm trọng thể hiện qua thất nghiệp tăng nhanh, chỉ số PMI các khu vực chủ chốt giảm xuống mức kỷ lục “chưa từng thấy”. Sự kiện gây sốc từ giá dầu kỳ hạn giao tháng 5 giảm xuống -37 USD/thùng cũng ảnh hưởng tiêu cực lên xu hướng TTCK trong tuần. Giá dầu sau đó nhanh chóng hồi phục lại 16 USD, giảm tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường. Trong tuần tới các tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như GDP, PMI cũng như chính sách của các NHTW Mỹ, ECB, Nhật Bản công bố sẽ có ảnh hưởng lớn đến các thị trường.
46% số công ty trên Hose và Hnx đã công bố KQKD quý I với mức LNST sụt giảm 10.2% so cùng kỳ. 353/760 công ty trên 2 sàn đã công bố KQKD với tổng LNST 17.5 nghìn tỷ, giảm 10.2% so cùng kỳ. Trong đó:
- 44% số công ty công bố có lợi nhuận tăng trưởng dương và 17% công ty thua lỗ;
- 3 công ty tăng LNST tuyệt đối lớn nhất VPB (891 tỷ), DBC (329 tỷ), ACB (171 tỷ) và 3 công ty giảm LNST lớn nhất GAS (697 tỷ), VCB (526 tỷ), HVG (272 tỷ);
- 8/30 cổ phiếu VN30 có mức sụt giảm LNST 5.6%.
KQKD quý I đến thời điểm hiện tại chưa sụt giảm quá mạnh và cũng phân hóa rõ rệt với những công ty trong ngành. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều công ty lớn trong nhóm VN30 chưa công bố và kết quả tạm tính này còn thay đổi đáng kể trong tuần tới.
Các HĐTL mở rộng gap giảm giá với VN30, hợp đồng mở và thanh khoản tăng. Các HĐTL giảm mạnh hơn đáng kể so với mức giảm -1.4% của VN30, qua đó mở rộng gap chênh lệch âm lên mức lần lượt -3.9%, -5.2%, -5.4% và -5.4% ở các kỳ hạn. Thanh khoản bình quân đạt 15,782 tỷ/ phiên, tăng 19% so với tuần trước. Hợp đồng mở tăng 35% lên mức 32,183 hợp đồng. VN30 hình thành cây nến hammer tuần chấm dứt chuỗi 3 tuần tăng điểm liên tiếp. Sau phiên rung lắc mạnh vào đầu tuần, chỉ số cân bằng trở lại tuy nhiên KLGD thấp trong những phiên củng cố kiểm tra lại đỉnh ngắn hạn 740 điểm. Thời gian đáo hạn hợp đồng tháng 5 dài trong khi quan điểm thận trọng với diễn biến tiếp theo đang làm cho các HĐTL đã có mức chênh giá âm lớn so với VN30. Khoảng chênh lệch giá lớn kích thích cho hoạt động trading ngắn hạn và chỉ mang lại lợi thế rõ rệt cho bên nắm vị thế mua khi VN30 vượt qua 740 điểm. Khi VN30 chưa vượt được cản trên thì xu hướng giao dịch mua bán nhanh vẫn được ưu tiên trong tuần sau.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: NĐT theo dõi diễn biến kiểm tra lại đỉnh ngắn hạn quanh 800 điểm để có quyết định tiếp theo sau khi đã giảm tỷ trọng danh mục trong tuần trước.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, tiếp tục theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VNM, NT2, PPC, BWE, FRT
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Hàng tiêu dùng_3.7%
Phụ lục: Diễn biến các thị trường sau khi thực hiện nới lỏng cách ly sau dịch Covid-19
- TTCK Trung Quốc tăng điểm và giữ đà tăng nhẹ đến nay. Các TTCK có thời gian gỡ cách ly ngắn và trung với thời điểm biến động tiêu cực TTCK và giá dầu giảm mạnh nên biến động không rõ nét.
- 3 ngành Tiêu dùng thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và công nghệ thông tin tăng mạnh nhất với mức tăng lần lượt 14.6%, 11.4% và 6.4%; ngành năng lượng và tiện ích là 2 ngành giảm với mức giảm -1.6% và -0.3%.
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Diễn biến dịch cúm Covid-19 và các chính sách hỗ trợ kinh tế trong nước và quốc tế.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 4.
• KQKD quý I năm 2020 của các công ty niêm yết.
• Ngày 28/4, Báo cáo triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ Nhật Bản; chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ. 29/4, GDP quý I công bố lần đầu và dự trữ dầu thô Mỹ. 30/4, Chính sách tiền tệ, lãi suất biên bản FOMC, đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Mỹ; Chỉ số PMI Trung Quốc; GDP lần đầu của các nước EU và chính sách tiền tệ ECB. 1/5, Chỉ số PMI của Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống