Chiến thuật tuần tới
Thị trường chờ đợi thông tin hỗ trợ để giữ đà ổn định sau mùa công bố KQKD quý I. VN-Index giao dịch giằng co trước kỳ nghỉ Lễ với mức giảm gần 1%. Lực cầu bắt đáy vùng giá thấp tiếp tục hỗ trợ thị trường ổn định trong bối cảnh khối ngoại duy trì nhịp bán ròng mạnh. Thị trường tiếp tục phân hóa rõ rệt với 9/19 ngành tăng điểm. Các cổ phiếu vừa và nhỏ và những cổ phiếu trong ngành có KQKD quý I tích cực như Hóa chất, Ô tô phụ tùng, tài nguyên cơ bản duy trì đà tăng tích cực. Hơn 70% công ty trên 2 sàn và phần lớn các cổ phiếu trong nhóm VN30 đã công bố KQKD quý I. Hiệu ứng tăng điểm theo mùa công bố KQKD do vậy đang vào giai đoạn cuối. Thị trường cần thông tin và động lực mới từ trong nước và quốc tế để giữ đà hồi phục và thu hút thêm dòng tiền NĐT. VN-Index dự báo tiếp tục vận động tích lũy trong khoảng hẹp từ 750 – 800 điểm trong tuần tới trước khi có diễn biến rõ ràng theo thông tin thị trường tiếp theo.
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giảm sâu trước ảnh hưởng tiêu cực dịch Covid-19 trong tháng 4. Ảnh hưởng dịch Covid-19 tác động rõ rệt đến nền kinh tế khi Việt Nam thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội trong phần lớn thời gian tháng 4, theo đó: (1) Chỉ số công nghiệp giảm 10.5% so cùng kỳ; (2) Số doanh nghiệp mở mới giảm 47%; (3) FDI giảm 15.5% cùng kỳ; (4) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giảm 26%; (5) Kim ngạch xuất khẩu giảm 18% so tháng trước và 3.5% so cùng kỳ; (6) Khách quốc tế giảm 98% so cùng kỳ. Bên cạnh những yếu tố tiêu cực, cán cân XNK tháng 4 xuất siêu 3 tỷ USD, hỗ trợ ổn định tỷ giá trong nước. Cùng với đó, CPI giảm 1.54% so với tháng trước giảm bớt áp lực lạm phát trong 4 tháng đầu năm. Nhìn chung ảnh hưởng tiêu cực đã được dự báo và cũng là cái giá phải trả cho việc kiểm soát dịch bệnh. Chính sách nới lỏng cách ly xã hội đã thực hiện lại vào cuối tháng 4 kỳ vọng đưa nền kinh tế sớm lấy lại đà tăng trưởng.
71% số công ty trên Hose và Hnx đã công bố KQKD quý I với mức LNST giảm 10.6% so cùng kỳ. 539/760 công ty trên 2 sàn đã công bố KQKD với tổng LNST 39.2 nghìn tỷ, giảm 10.6% so cùng kỳ (Nếu loại bỏ lợi nhuận tăng đột biến của VHM từ hoạt động tài chính, mức tăng trưởng LNST giảm 20%). Trong đó:
- 44.8% số công ty công bố có lợi nhuận tăng trưởng dương và 19% công ty thua lỗ;
- 3 công ty tăng LNST tuyệt đối lớn nhất VHM (4,303 tỷ), VPB (891 tỷ), HPG (484 tỷ), và 3 công ty giảm lớn nhất gồm HVN (-3,824 tỷ), FLC (-1,180 tỷ), MSN (-934 tỷ);
- 26/30 cổ phiếu VN30 có mức sụt giảm LNST tăng 8.4% (giảm 5.2% nếu bỏ LNST đột biến từ VHM), 42% công ty tăng trưởng dương.
Xét chung toàn thị trường, KQKD quý I giảm hơn 10%, không quá tiêu cực nhờ VHM có lợi nhuận đột biến. Diễn biến phân hóa mạnh, số lượng công ty có tăng trưởng âm hoặc thua lỗ tăng so với tuần trước. Phần lớn trong 29% công ty còn lại sẽ công bố KQKD trong tuần tới, và phần nhiều là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ không thay đổi trạng thái hiện tại. Nếu hoạt động SXKD không sớm trở lại bình thường thì KQKD quý II dự báo tiếp tục sụt giảm do có gần 1 tháng giãn cách xã hội và các công ty cũng không còn hợp đồng gối đầu và LN để dành như trong quý I.
Các HĐTL thu hẹp gap giảm giá với VN30, thanh khoản duy trì ở mức cao. Các HĐTL vận động ngược chiều với mức giảm -1.3% của VN30, qua đó thu hẹp chênh lệch âm xuống còn lần lượt -1.8%, -3%, -3.7% và -3.8% ở các kỳ hạn. Thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao, bình quân đạt 15,689 tỷ/ phiên, tương đương so với tuần trước. Hợp đồng mở tăng 1% lên mức 32,588 hợp đồng. VN30 có tuần giảm điểm nhẹ thứ 2 liên tiếp sau khi có diễn biến giằng co hình thành nến doji 3 trong 5 phiên gần nhất. Chỉ số biến động trong biên hẹp với dải Bollinger bó hẹp và thanh khoản sụt giảm. Diễn biến giao dịch giằng co và HĐTL còn 2 tuần đáo hạn nên là động lực tăng giá thu hẹp chênh lệch giá âm xuống nhanh. 705 và 740 điểm tiếp tục đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của chỉ số. Một sự chuyển động qua các ngưỡng trên sẽ xác định xu hướng rõ rệt. Dù vậy khả năng vẫn chưa rõ ràng trong tuần tới, hoạt động trading vẫn chiếm vị thế chính. Với diễn biến giao dịch dự báo giằng co, HĐTL kỳ hạn 1 tháng còn tiếp tục thu hẹp chênh lệch giá âm với VN30 trong tuần tới.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: NĐT theo dõi diễn biến kiểm tra lại đỉnh ngắn hạn quanh 800 điểm để có quyết định tiếp theo sau khi đã giảm tỷ trọng danh mục trong tuần trước.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, tiếp tục theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: POW, VEA, VSC, HSG
Cổ phiếu tích lũy: TDM
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Chiến tranh thương mại_5.8%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống