Chiến thuật tuần tới
VN-Index vượt ngưỡng tâm lý 800 điểm với sự hỗ trợ từ khối tự doanh. Dịch vụ không thiết yếu được mở lại sau hơn 3 tuần không có ca nhiễm mới trong cộng đồng hỗ trợ thị trường tăng điểm trong bối cảnh thị trường thế giới thuận lợi, khối ngoại giảm bán ròng cùng với hỗ trợ mang tính kỹ thuật của khối tự doanh CTCK. Thị trường tăng điểm trên diện rộng với 17/19 ngành tăng điểm. Khác với diễn biến 2 tuần trước, dòng tiền đã hướng tới các nhóm cổ phiếu lớn ngành Ngân hàng, Bất động sản, Dầu khí, Tài nguyên cơ bản đẩy chỉ số tăng 5.8%. Không thể bỏ qua vai trò NĐT trong nước mua vào tại nhịp rung lắc, tuy nhiên diễn biến đột biến tuần qua lại đến từ hoạt động mua ròng 1,085 tỷ trong phiên 8/5 của khối tự doanh tại nhóm cổ phiếu VN30. Theo chúng tôi nhiều khả năng đây là hoạt động kinh doanh arbitrage và khối này sẽ tất toán trạng thái sau 2 tuần tới khi HĐTL VN30F2005 đáo hạn. Dù vậy, dòng vốn đúng thời điểm này vẫn sẽ có hiệu ứng tích cực không nhỏ lên thị trường trong tuần tới.
Dự báo danh mục của ETF FTSE VN và VNM quý II năm 2020. Dựa trên dữ liệu giao dịch chốt tại ngày 5/5, BSC dự báo một số thay đổi trong danh mục ETFs (Chi tiết phụ lục trang 8-9):
- ETF FTSE VN: Quỹ nhiều khả năng giữ nguyên 18 cổ phiếu, lưu ý về thanh khoản PDR đang thấp hơn 8% giá trị của rổ CP (Thanh khoản không cải thiện 3 tuần tới, cổ phiếu có nguy cơ loại). Cổ phiếu mua cân bằng nhiều VHM (0.9 triệu), bán HPG (0.5 triệu), SSI (0.6 triệu).
- ETF VNM: Không loại cổ phiếu nào, STB có cơ hội thêm mới với tỷ trọng 1.5% khi thỏa mãn các điều kiện. Cổ phiếu mua nhiều STB (9 triệu), VRE (1 triệu) trong khi bán POW (1.9 triệu), SBT (1.1 triệu) và GEX (1.1 triệu).
FTSE VN công bố danh mục điều chỉnh 5/6, và giao dịch 8-19/6, VNM công bố 12/6 và giao dịch 15-19/6.
Mùa công bố KQKD quý I kết thúc với mức LNST giảm 23.3% so cùng kỳ. Tính đến 7/4, 716/760 công ty Hose và HNX đã công bố KQKD với tổng LNST 41.6 nghìn tỷ, giảm 23.3% so cùng. Trong đó:
- 42% số công ty công bố có lợi nhuận tăng trưởng dương và 20% công ty thua lỗ;
- 3 công ty tăng LNST tuyệt đối lớn nhất VHM (4,303 tỷ), VPB (891 tỷ), HPG (484 tỷ), và 3 công ty giảm lớn nhất gồm HVN (-3,824 tỷ), PLX (-3,094 tỷ), VJC (-2,454 tỷ);
- 30/30 cổ phiếu VN30 tăng trưởng LNST 0.3%, 44% công ty tăng trưởng dương và 7% công ty thua lỗ.
Kết quả kinh doanh này phản ánh thực trạng hoạt động các công ty trước đại dịch Covid-19. Những cổ phiếu có lợi nhuận sụt giảm mạnh thuộc nhóm Hàng Không, Dầu khí vốn bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh.
Các HĐTL mở gap giảm giá với VN30 trong phiên biến động mạnh cuối tuần, thanh khoản kỷ lục. Phiên biến động mạnh cuối tuần khiến các HĐTL không giữ được đà tăng mạnh, qua đó mở rộng chênh lệch âm lên lần lượt -2.1%, -3.3%, -4.6% và -4.8% ở các kỳ hạn. HĐTL 1 tháng có phiên biên độ biến động hơn 52 điểm đã thu hút dòng vốn trading nhanh, tạo ra phiên thanh khoản bùng nổ 21,322 tỷ. Thanh khoản bình quân dù vậy đạt 15,377 tỷ/ phiên, tương đương so với tuần trước. Hợp đồng mở giảm 12% xuống mức 28,702 hợp đồng. VN30 có tuần giao dịch bứt phá, hướng tới 800 điểm. Tuy nhiên hoạt động mua vào danh mục VN30 của khối tự doanh mà nhiều khả năng kinh doanh arbitrage khiến thị trường vẫn lo ngại về khả năng đi xa của chỉ số và qua đó mở rộng trạng thái chênh lệch âm. Hoạt động trading nhanh theo hướng đi lên vẫn cần lưu ý khi HĐTL đáo hạn trong 2 tuần nữa.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vượt 800 điểm, củng cố xu hướng hồi phục ngắn hạn. NĐT có thể thực hiện mua bán trading nhanh với cổ phiếu có sẵn vị thế.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, tiếp tục theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VHM, VIB, ACB, VCI, CVT
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_FTSE Việt Nam_7.0%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Diễn biến dịch cúm Covid-19 và các chính sách hỗ trợ kinh tế trong nước và quốc tế.
• Thông tin về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2020 ngày 9/5, nhiều quyết sách có thể đưa ra hỗ trợ kinh tế sau đại dịch Covid-19. Trước đó Thủ tướng cho phép mở lại dịch vụ kinh không thiết yếu ngày 7/5.
• Ngày 11/5, FDI, cùng tiền M2 của Trung Quốc. 12/5, CPI Trung Quốc và Mỹ; 2 thành viên FOMC phát biểu. 13/5, Chỉ số sản xuất, thương mại và GDP của Anh; chỉ số sản xuất công nghiệp EU và dự trữ dầu thô Mỹ. 14/5, Tỷ lệ thất nghiệp Australia, đơn thất nghiệp lần đầu Mỹ; Chủ tịch NHTW Anh và Canada phát biểu. 15/5, GDP và thương mại của EU; Doanh thu bán lẻ, chỉ số công nghiệp Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống