Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 22_Thận trọng với diễn biến ngắn hạn_PTKT_CTG, VIB, NKG, PNJ, GVR_20200524

  • Ngày đăng

    24/05/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1482

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới                               
VN-Index giữ đà tăng trưởng tốt với dòng tiền mới. VN-Index có tuần tăng điểm tốt 3.1% nhờ sự vận động tích cực của nhóm cổ phiếu lớn VCB, VHM, HPG, CTG cùng với sự xuất hiện dòng tiền mới 536 tỷ từ các ETFs nội (trong đó ETF Diamond đóng góp 444 tỷ, Finlead góp 75 tỷ). Dòng tiền ETFs dù không quá lớn nhưng tập trung vào các cổ phiếu có quy mô vốn hóa cao và tạo ra sức lan tỏa mạnh. Thị trường tiếp tục ghi nhận 16/19 ngành tăng điểm và 200 cổ phiếu tăng so với 162 cổ phiếu giảm. Những nhóm ngành lớn như Tài nguyên cơ bản, Bất động sản, Ngân hàng và nhóm quy mô vừa như Truyền thông, Bán lẻ có mức tăng tốt từ 3.8% - 6.9%. Thống kê (trang 8) cho thấy VN-Index đã hồi phục gần 2/3 mức giảm dịch Covid, nhiều ngành và cổ phiếu đã trở lại vùng giá trước khi giảm trong khi ngưỡng kháng cự 860 -880 điểm khá gần. Do vậy, chúng tôi cho rằng NĐT cần cẩn trọng, hạn chế mua đuổi và giữ tỷ trọng cổ phiếu hợp lý để có thể chủ động với diễn biến bất ngờ trong ngắn hạn.

TTCK Mỹ tiếp tục dẫn đầu đà hồi phục với thông tin tích cực thử nghiệm vắc-xin. Thông tin thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 của Modena hỗ trợ TTCK Mỹ có những phiên tăng mạnh đầu tuần. Dù vậy xu hướng giằng co trở lại với những thông tin vĩ mô và nỗi lo ngại chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng. Ảnh hưởng tiêu cực từ lo ngại thương mại, và triển vọng kinh tế không rõ ràng, Trung Quốc là một trong số ít thị trường khu vực giảm điểm -1.9%. Đồng nội tệ của các tăng đều tăng khi USD Index giảm -0.7%. Thị trường hàng hóa vẫn biến động rõ rệt mới mức tăng gần 8% của giá dầu (mức tăng trong 148% trong vòng 1 tháng) và bạc tăng 7.4%. TTCK thế giới, dẫn đầu TTCK Mỹ vẫn duy trì đà hồi phục tốt. Dù vậy, các chỉ số vẫn khá nhạy cảm và tiềm ẩn rủi ro trước các thông tin ngắn hạn sau một chu kỳ hồi phục đáng kể.
 
Chính phủ xây dựng kịch bản điều chỉnh GDP tại kỳ họp QH thứ 9; lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn giảm sâu.
Chính phủ xin điều chỉnh tiêu GDP tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Mức điều chỉnh dựa trên 2 kịch bản đề xuất, theo đó: (1) Việt Nam kiểm soát dịch nửa cuối tháng 4, các đối tác quan trọng khống chế quý II, GDP dự kiến tăng 4.4% - 5.2%; (2) Việt Nam kiểm soát dịch nửa cuối tháng 4, các đối tác quan trọng khống chế quý IV, GDP dự kiến tăng 3.6% - 4.4%. Với kịch bản này, mục tiêu tăng trưởng 5% sẽ phục thuộc vào thời điểm khống chế dịch của đối tác chủ chốt. Trong tuần qua, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh từ 0.5% đến 0.7%, về mức 0.48%, 0.65%, 1.3% với các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng trong khi kỳ 3 tháng và 6 tháng có mức giảm không đáng kể. Lãi suất kỳ hạn ngắn đang ở mức thấp trong nhiều năm, qua đó phản ánh thanh khoản dồi dào. Điều này tạo điều kiện cho các NHTM cơ cấu và giảm lãi suất dù vậy mức giảm chưa dễ được đẩy nhanh khi kỳ hạn trên 3 tháng vẫn chưa giảm theo mặt bằng thị trường.

Các HĐTL mở rộng chênh lệch giá âm, thanh khoản giảm tuần VNF2005 đáo hạn. TTPS chứng kiến bất ngờ HĐTL VNF2005 đáo hạn với mức chênh lệch dương 5.9%. Các HĐTL bước vào chu kỳ mới với mức chênh lệch giá âm lớn lần lượt -4.3%, -5.3%, -5.7% và -6.2% ở các kỳ hạn. Giao dịch giảm sút 28%, về mức bình quân 13,197 tỷ/ phiên. Hợp đồng mở giảm -36% xuống mức 16,697 hợp đồng. VN30 có phiên breakout vượt qua SMA100 ngày tại 790 điểm và tiếp tục hồi phục theo mẫu hình chữ V. Thanh khoản tích đang hỗ trợ chỉ số hướng về ngưỡng cản mạnh hơn trong khoảng 840 – 850 điểm. Dù vậy tâm lý NĐT trên TTPS nhìn chung đang khá thận trọng, thể hiện qua mức chênh lệch âm lớn ở tất cả các kỳ hạn. Với mức chênh lệch này bên mua vào đang có lợi thế đáng kể một khi VN30 giữ được trên 790 điểm trong nhịp điều chỉnh sắp tới.  


Khuyến nghị trading ngắn hạn:
Giảm tỷ trọng trong vùng kháng cự 860 – 880 điểm
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, tiếp tục theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:

Cổ phiếu chuyển biến tích cực: CTG, VIB, NKG
Cổ phiếu tích lũy: PNJ, GVR

Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest: 
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_FTSE Việt Nam_4.3%

Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Dịch cúm Covid-19, các chính sách hỗ trợ kinh tế và diễn biến hồi phục sau dịch trong nước và quốc tế.
• Thông tin liên quan đến kỳ họp thứ 9 Quốc hội (từ 20/5 đến 19/6).
• Công bố các dữ liệu kinh tế vĩ mô tháng 5.
• Ngày 25/5, Tăng trưởng GDP lần cuối và chỉ số kinh doanh Đức. 26/5, Chỉ số niềm tin tiêu dùng và doanh thu bán nhà mới. 28/5, Chỉ số GDP, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, đơn đặt hàng lâu bền của Mỹ. 29/5, Chỉ số CPI EU; GDP Canada; Tiêu dùng cá nhân, PMI và Báo cáo tài khóa Mỹ.


 

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh