Chiến thuật tuần tới
Dòng tiền luân chuyển giữ chỉ số ổn định trong vùng kháng cự. VN-Index chững giá sau khi tăng 0.6% trong tuần qua khi không còn sự đồng thuận từ nhóm cổ phiếu lớn. Các ETFs nội chỉ còn mua ròng 100 tỷ (ETF Diamond và Finlead mua ròng 160 tỷ trong khi ETFVN30 bán ra 60 tỷ). Thị trường có sự phân hóa lớn hơn với 14/19 ngành tăng nhưng đà tăng lan tỏa rộng hơn với 200 cổ phiếu tăng so với 154 cổ phiếu giảm. Dòng tiền vận động sang các nhóm cổ phiếu có quy mô vừa và nhỏ như Hóa chất, Xây dựng và vật liệu, Dịch vụ tài chính và Hàng dịch vụ công nghiệp. VN-Index đã vượt trở lại 860 điểm nhưng đà tăng suy yếu và đang hình thành vùng tích lũy hẹp từ 857 - 870 điểm. Lực cầu vùng giá thấp vẫn là yếu tố tích cực ngắn hạn dù vậy thị trường vẫn đang hồi phục trong bối cảnh kém thuận lợi và sẽ đối mặt với thực trạng doanh nghiệp cuối quý II. Do vậy, chúng tôi vẫn duy trì qua điểm cẩn trọng, giữ tỷ trọng cổ phiếu hợp lý để có thể chủ động với diễn biến khó lường trong ngắn hạn.
TTCK các nước phát triển tăng mạnh trước nhiều thông tin tiêu cực. TTCK Mỹ và các nước chủ chốt ECB tăng mạnh từ 3% - 5% trong tuần qua khi guồng quay nền kinh tế khởi động lại và kỳ vọng thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19. Những kỳ vọng này lấn áp những dữ liệu kinh tế kém khả quan như nước Mỹ đón nhận thêm 2.1 triệu đơn trợ cấp thất nghiệp, nâng tổng số lên hơn 40 triệu tương đương 25% lực lượng lao động Mỹ và Đức tăng trưởng âm -2.2% trong quý I. Cùng với đó căng thẳng Mỹ - Trung đang có dấu hiệu trở lại với động thái loại bỏ chính sách ưu đãi HongKong của chính quyền Mỹ do trước đó Trung Quốc áp dụng luật an ninh mới cho đặc khu này. Thị trường hàng hóa tuần qua tiếp tục tăng thêm 1.3%, trong đó giá dầu vẫn là tâm điểm khi tăng 6.7%, nâng tổng mức tăng trong tháng 5 lên mức 88% và Bạc tăng 4.7% tuần qua, tăng 24.2% trong tháng 5 vượt trội so với hàng hóa khác. Trên thị trường tiền tệ USD Index giảm -1.5%, mức giảm ghi nhận với hầu hết các đồng tiền nhưng đáng lưu ý là NDT đã giảm về gần ngưỡng thấp nhất trong 9/2018 tại 7.17 NDT/USD vào giữa tuần. Các TTCK vẫn đang hồi phục tốt nhờ dòng vốn rẻ, tâm lý tích cực dù vậy thị trường cũng đang đứng trước nhiều thông tin tiềm ẩn rủi ro sau một chu kỳ hồi phục đáng kể.
Dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào hồi phục. Tổng cục Thống kê đã công bố tình hình KT-XH tháng 5, theo đó (1) Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11.2% so với tháng 4 và tăng 1% trong 5 tháng; (2) Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 17.5% cùng kỳ và tăng 15.6% trong 5 tháng so cùng kỳ; (3) Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng 27% so với tháng 4, tính chung 5 tháng giảm 3.9% so cùng kỳ; (4) Cán cân thương mại tháng năm ước xuất siêu 1.9 tỷ USD; (5) Số doanh nghiệp mở mới tăng 36% tháng 5, giảm 10.5% trong 5 tháng so cùng kỳ. Một số chỉ tiêu chưa có hồi phục rõ như (1) FDI trong 5 tháng giảm 17% cùng kỳ; (2) Tổng kim ngạch XNK 5 tháng giảm 2.8% cùng kỳ, trong đó Xuất khẩu giảm 1.7% và nhập khẩu giảm 2.8%; (3) Chỉ số CPI giảm 0.03% so tháng trước, CPI bình quân 5 tháng dù vậy tăng 4.39% cùng kỳ, mức cao nhất trong 3 năm; (4) Khách quốc tế giảm 13.6% so tháng trước, giảm 48.8% trong 5 tháng so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất đã dần khôi phục dù vậy khó khăn hạn hán, xâm ngập mặn khiến ngành lâm nghiệp và thủy sản phục hồi chậm. Cùng với đó, các đối tác thương mại quan trọng vẫn bị ảnh hưởng dịch bệnh cũng kìm hãm đà hồi phục của nền kinh tế.
Các HĐTL thu hẹp chênh lệch giá âm, thanh khoản và hợp đồng mở tăng khá. Các HĐTL tăng mạnh qua đó thu hẹp chênh giá âm xuống còn lần lượt -2.6%, -3.6%, -5.3% và -5.4% ở các kỳ hạn. Giao dịch tăng 21%, về mức bình quân 16,001 tỷ/ phiên. Hợp đồng mở tăng 21%, lên mức 20,186 hợp đồng. Sau 3 tuần tăng mạnh, VN30 có tuần giao dịch giằng co tạo nến doji. Chỉ số dù vậy vẫn duy trì trên SMA100 ngày tại 790 điểm và giữ mô hình hồi phục chữ V. Chỉ số có tuần giao dịch giằng co, tích lũy và giũ cung ở vùng giá thấp. Thanh khoản dù vậy vẫn tích cực hỗ trợ chỉ số hướng về ngưỡng cản mạnh hơn trong khoảng 840 – 850 điểm. Như đề cập tuần trước, VN30 không giảm dưới 790 điểm ở phiên rung lắc đã tạo điều kiện cho HĐTL tăng giá và thu hẹp chênh lệch giá âm. Diễn biến thị trường nhiều khả năng sẽ còn những phiên giao dịch giằng co, tạo đà trong tuần tới. Do vậy, hoạt động giao dịch trading nhanh được khuyến nghị trong ngắn hạn.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Duy trì tỷ trọng cân bằng trong vùng kháng cự 860 – 880 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, tiếp tục theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VRE, HNG, CEO, FIT
Cổ phiếu tích lũy: KDH
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Bất động sản Khu công nghiệp_8.7%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Dịch cúm Covid-19, các chính sách hỗ trợ kinh tế và diễn biến hồi phục sau dịch trong nước và quốc tế.
• Thông tin liên quan đến kỳ họp thứ 9 Quốc hội (từ 20/5 đến 19/6).
• FTSE VN công bố danh mục cơ cấu quý II năm 2019, thực hiện giao dịch từ 8 – 19/6.
• Ngày 1/6, Chỉ số PMI Mỹ. 2/6, Lãi suất và biên bản lãi suất NHTW Australia; chỉ số PMI Châu Âu. 3/6, Chỉ số GDP của Australia; PMI Trung Quốc và Mỹ; Tỷ lệ thất nghiệp Châu Âu; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Mỹ. 4/6, Lãi suất tái cấp vốn và chính sách tiền tệ ECB; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Mỹ. 5/6, Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ và Canada.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống