Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 28_Vận động trong vùng tích lũy 830 – 870 điểm_PTKT_CTD,VRG,DGW,VNM,VCS_20200704

  • Ngày đăng

    05/07/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1960

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới
VN-Index tích lũy lại với thanh khoản thấp, phân hóa rộng. Tương đồng với tuần trước, VN-Index có phiên rung lắc với biên độ giao động trong phiên lớn. Chỉ số giảm dưới đáy ngắn hạn 832 điểm, trước khi hồi phục trở lại vùng tích lũy với KLGD thấp. VN-Index giảm 0.51% khi có 12/19 ngành giảm. Thanh khoản thu hẹp tuần thứ 3 liên tiếp, vận động luân chuyển của dòng tiền qua các ngành không rõ nét thay vào đó là sự tăng hoặc giảm của các cổ phiếu đan xen. Do thanh khoản giảm sút, vận động của 1 số cổ phiếu chủ chốt chi phối mạnh lên biến động thị trường. Dù vậy, sau những nhịp rung đầu tuần, chỉ số nhanh chóng hồi phục cho thấy dòng tiền bắt đáy ở vùng thấp ổn định hạn chế biến động tiêu cực. Trong bối cảnh thế giới còn nhiều thông tin chưa thể dự báo, dòng tiền thu gọn và tâm lý thận trọng trước mùa công bố KQKD, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục vận động trong vùng tích lũy 830 – 870 điểm tuần tới.

Số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng chóng mặt, các thị trường vẫn tăng mạnh với tin tích cực. Tính đến 3/7, Thế giới đã có 11 triệu ca nhiễm và 0.52 triệu ca tử vong, trong đó ca nhiễm và tử vong tại Mỹ lần lượt 2.8 triệu và 0.13 triệu. Trong ngày 2/7 chứng kiến mức gia tăng mạnh lên đến 57 nghìn ca tại Mỹ. Dù vậy TTCK Mỹ vẫn hồi phục 4% với SP500 qua đó tạo hiệu ứng tăng giá tích cực của các thị trường khác. Thông tin vắc-xin ngừa Covid-19 do Pfizer và BioNtech phát triển đã tạo các kháng thể trung hòa sau đó là kinh tế Mỹ có thêm 4.8 triệu việc làm trong tháng 6, vượt mọi dự báo trước đó, đưa tỷ thất nghiệp xuống còn 11.1% đã giúp các thị trường tăng tốt trước Ngày nghỉ quốc khánh (4/7). Thị trường tiền tệ khá ổn định trong khi thị trường hàng hóa bật tăng 3.4%, với mức tăng của hầu hết các mặt hàng, dẫn đầu là Café (+7.8%) và Dầu (+3.7%). Diễn biến này tương đồng với diễn biến trong thời gian gần đây khi dòng tiền giá rẻ vẫn nâng đỡ các thị trường chỉ cần tin tích cực xuất hiện.
 
Ảnh hưởng từ Covid, tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng thấp dù vậy tín hiệu phục hồi tháng 5 và 6 tạo nền tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm. GDP quý II chỉ tăng 0.36% kéo mức tăng trưởng 6 tháng xuống còn 1.81%, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng 2.98%, góp 73.1% cho tăng trưởng. Sau hơn 1 tháng thực hiện dãn cách xã hội, hoạt động sản xuất dần trở lại bình thường lại đà tăng trưởng: (1) Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 và 6 tăng 11.9% và 10.3% so tháng trước; (2) PMI tháng 6 đạt 51.5 điểm so với mức 42.7 điểm tháng 5; (3) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 6 tăng 6.2% tháng trước và tăng 5.3% cùng kỳ; (4) Kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy quan điểm tích cực trong quý III. Tăng trưởng đã đạt đáy trong quý II và sẽ hồi phục dần vào 6 tháng cuối năm. Tốc độ nhanh chậm sẽ phụ thuộc đà hồi phục của các đối tác thương mại quan trọng, khả năng kiểm soát CPI và mức tăng vốn đầu tư toàn xã hội.
 
VN30 hồi phục từ đáy ngắn hạn, thanh khoản tăng trở lại. Các HĐTL bám sát mức giảm -0.7% của VN30, qua đó duy trì chênh lệch giá âm lần lượt -2.1%, -3.3%, -4.1% và -4.5% ở các kỳ hạn. KLGD tăng lại sau 2 tuần giảm và đạt mức bình quân 15,400 tỷ/ phiên, tương đương mức tăng 23%. Hợp đồng tăng 20% lên mức 25,567 hợp đồng. Sau khi tạo gap giảm điểm dưới đáy ngắn hạn, VN30 đã bật tăng và đang lấp gap giảm giá tại 791 điểm. Tương đồng với nhận định tuần trước với tín hiệu phân kỳ âm, VN30 đã kiểm tra lại đáy ngắn hạn tại 778 điểm và chỉ bật tăng giá khi chạm SMA 100 tại 769 điểm. Chỉ số quay lại trạng thái giằng co trong 2 phiên cuối tuần với thanh khoản thấp. VN30 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu thế giằng co từ 785 -800 điểm trong tuần tới. NĐT có thể cân nhắc mở vị thế giao dịch nhanh trong ngày trong vùng giá trên, trước khi có tăng vị thế vì giá thoát khỏi vùng giá tích lũy.


Khuyến nghị trading ngắn hạn: Hạn chế giao dịch trong bối cảnh diễn biến giằng co phân hóa, giao dịch thu hẹp trước mùa công bố KQKD quý II.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: NĐT có thể cân nhắc mở vị thế thăm dò ở những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực ở nhịp rung lắc.

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: CTD, VRG, DGW
Cổ phiếu tích lũy: VNM, VCS

Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest: 
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Stay-at-home_1.8%

Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Thông tin về làn sóng Covid-19 thứ 2, và dữ liệu kinh tế hồi phục sau dịch bệnh.
• Thông tin về ĐHCĐ và KQKD quý II của các công ty niêm yết.
• Ngày 6/7, PMI phi sản xuất Mỹ; Khảo sát triển vọng kinh tế Canada. 7/7, Biên bản chính sách tiền tệ và lãi suất của NHTW Australia. 8/7, Dự báo triển vọng kinh tế Châu Âu và dự trữ dầu thô Mỹ. 9/7, Chỉ số CPI, PPI Trung Quốc; đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ. 9/7, Cung tiền M2 Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Canada và chỉ số PPI Mỹ.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh