Chiến thuật tuần tới
Kiểm tra 870 điểm, VN-Index đang quay lại trung tâm vùng tỉnh lũy đỉnh với thanh khoản trung bình. Nhóm cổ phiếu SAB, BID, GAS, CTG, đóng góp hơn 57% mức tăng trong tuần, hỗ trợ VN-Index tăng điểm áp sát ngưỡng cản 870 điểm. Số ngành tăng điểm cải thiện lên 18/19 ngành và 239 cổ phiếu tăng so với 118 cổ phiếu giảm. Thông tin NHNN nới trần tăng trưởng tín dụng cho các Ngân hàng có nhu cầu đã thúc đẩy tăng giá của các NH có quy mô và nhỏ. Cùng với đó, các cổ phiếu lớn tăng giá ổn định giúp cho đà tăng lan tỏa, và dòng tiền quay lại với một cổ phiếu nóng. Cho dù, thanh khoản thu hẹp nhẹ tuần thứ 4 liên tiếp, VN-Index đang áp sát ngưỡng cản 870 điểm (đường neckline của mô hình 2 đáy mini), trường hợp breakout khỏi vùng giá này, chỉ số có thể tăng đến giá mục tiêu tại 900 điểm của mô hình. Diễn biến giằng co quanh 870 điểm với sự phân hóa với KQKD quý II nhiều khả năng tiếp tục diễn ra trong tuần tới trước khi tạo đà tăng điểm kiểm tra 900 điểm.
Các TTCK duy trì tăng điểm cho dù số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng chóng mặt. Tính đến 10/7, Thế giới đã có 12.6 triệu ca nhiễm tăng 1.6 triệu ca so tuần trước. Tâm dịch vẫn tập trung tại Châu Mỹ, số ca nhiễm mới tại Mỹ liên tiếp thiết lập đỉnh mới với 71.7 nghìn ca trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên TTCK Mỹ vẫn duy trì đà hồi phục ngoài việc kỳ vọng phương pháp điều trị mới thì sự tham gia tích cực của NĐT nhỏ lẻ vẫn đang tạo nên sự bất ngờ (Nhóm này giao dịch chiếm 20% thị trường Mỹ và 25% vào ngày cao điểm so với mức 10% năm 2019). Cùng với TTCK Mỹ, TTCK Trung Quốc tiếp tục bùng nổ với mức tăng 7.3% trong tuần và chỉ điều chỉnh kết thúc chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp khi các quỹ nhà nước đăng ký bán cổ phiếu. Thị trường tiền tệ ổn định trong khi thị trường hàng hóa tăng 1%, các kim loại như vàng, đồng, nhôm, chì, bạc đều tăng giá từ 1.1% đến 4.1%. Tương tự như diễn biến các tuần gần đây, TTCK thế giới vẫn duy trì đà hồi phục nhờ dòng tiền giá rẻ và diễn biến này vẫn có dấu hiệu thay đổi.
Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ đề nghị gói kích thích kinh tế dài hơi cho 2 năm tới. Nguy cơ dịch bệnh hiện hữu, suy giảm kinh tế thế giới tác động ở nhiều phương diện, hội đồng thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Các gói chính sách phục hồi kinh tế cần triển khai nhanh hơn và tính cho cả kịch bản 2021 – 2022. Để có nguồn lực phát triển, Hội đồng tư vấn đề xuất tăng bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4% GDP. Nội dung này cũng thống nhất với quan điểm của Chính Phủ với mục tiêu cụ thể là tăng trưởng tín dụng trên 10% năm 2020 và đầu 2021, chủ trương tăng thêm bội chi ngân sách, nợ công khoảng 3-4 % GDP. Ngành ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân trong khi ngành tài chính tục xem xét giảm, hoãn, miễn giảm thuế, phí, lệ phí. Chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng với việc đẩy mạnh chi tiêu công do vậy giữ định hướng trong vài năm tới. Điều này vừa hỗ trợ nền kinh tế vừa hỗ trợ Doanh nghiệp nói riêng và TTCK nói chung hồi phục.
VN30 kiểm tra lại 810 điểm, chênh lệch giá thu hẹp và thanh khoản duy trì ở mức cao. Các HĐTL tăng mạnh khi VN30 kiểm tra đỉnh ngắn hạn tại 810 điểm, qua đó thu hẹp chênh lệch giá âm lần lượt -0.7%, -1.4%, -2% và -2.5% ở các kỳ hạn trước tuần HĐTL 1 tháng đáo hạn. KLGD duy trì ở mức khá, đạt mức bình quân 14,904 tỷ/ phiên, tương đương mức giảm 3% trong khi hợp đồng tăng 3% lên mức 26,197 hợp đồng. VN30 xác nhận xu hướng tăng điểm sau cây nến dragonfly tuần trước. Chỉ số được nâng đỡ bởi SMA50, kiểm tra đỉnh ngắn hạn tại 810 điểm. Phiên điều chỉnh cuối tuần chững đà hồi phục tuy nhiên vẫn chưa ảnh hưởng đến đà tăng hiện tại. VN30 nhiều khả năng sẽ củng cố vùng giá hiện tại trước khi kiểm tra ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 850 điểm. HĐTL kỳ hạn 1 tháng sẽ đáo hạn vào tuần sau, mức chênh lệch hẹp và xu hướng củng cố giá quanh 810 điểm khiến cho hoạt động trading không dễ dàng do vậy NĐT cân nhắc giảm vị thế giao dịch trong tuần tới.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Diễn biến giằng co phân hóa, giao dịch thu hẹp trước mùa công bố KQKD quý II. NĐT xem xét trading với cổ phiếu triển vọng tốt và với cổ phiếu đang nắm vị thế.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: NĐT có thể cân nhắc mở vị thế thăm dò ở những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực ở nhịp rung lắc.1
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: POW, VCI, HDB
Cổ phiếu tích lũy: PTB, TCH
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Lãi suất giảm_4.1%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Thông tin về làn sóng Covid-19 thứ 2, và dữ liệu kinh tế hồi phục sau dịch bệnh.
• Thông tin về ĐHCĐ và KQKD quý II của các công ty niêm yết.
• Ngày 13/7, FDI, cung tiền M2, nợ mới Trung Quốc; Chủ tịch BOE phát biểu. 14/7, Chỉ số sản xuất và GDP m/m Anh; CPI Mỹ. 15/7, Báo cáo triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ của BOJ; Lãi suất và chính sách tiền tệ của Canada; Dự trữ dầu thô Mỹ. 16/7, GDP quý II Trung Quốc; Lãi suất tái cấp vốn và chính sách tiền tệ EU; Doanh thu bán lẻ và dơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ. 18/7, G20 nhóm họp.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống