Chiến thuật tuần tới
VN-Index chứng kiến một tuần điều chỉnh với mức giảm mạnh vào cuối tuần bởi ca mắc bệnh COVID-19 nội địa vào ngày 22/07. Ca nhiễm này đã xét nghiệm 3 lần dương tính với COVID 19. Sở y tế Đà Nẵng cũng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhận. Kết quả đã lấy 102 mẫu xét nghiệm đều âm tính với SARS-CoV-2. Nhóm cổ phiếu VHM, BID, VIC, VNM, SAB đóng góp hơn 38.2% mức giảm trong tuần, khiến VN-Index giảm về ngưỡng hỗ trợ 830 điểm. Dòng tiền đầu tư rời khỏi thị trường khi toàn bộ 19 nhóm ngành đều giảm điểm với 63 cổ phiếu tăng so với 302 cổ phiếu giảm. Việc thanh khoản có sự cải thiện trong xu hướng giảm cho thấy các nhà giao dịch trên thị trường hiện nay đang khá bi quan. Những thông tin về EVFTA cũng như báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020 của các doanh nghiệp hay diễn biến mới của Covid-19 sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hướng đi tiếp theo của thị trường.
Số ca mắc bệnh COVID 19 vẫn duy trì tốc độ tăng mạnh, TTCK các nước phát triển có dấu hiệu điều chỉnh vào cuối tuần. Tính đến 25/7, toàn thế giới có 15.9 triệu người mắc COVID-19, 641,155 người chết và 9.7 triệu người người hồi phục với tâm điểm dịch tại Châu Mỹ. Các thị trường chứng khoán chủ chốt của Châu Âu và Hoa kỳ đều có mức giảm từ 1-2% trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đạt đến mức cao hơn. Hiện tại, hai quốc gia đã đóng cửa lãnh sự quán của nhau tại Houston và Thành Đô. Xu hướng căng thẳng này sẽ tiếp tục tạo tác động khá tiêu cực lên diễn biến thị trường quốc tế trong giai đoạn tới. Chỉ số DXY suy giảm -1.6% so với phiên trước không chỉ bởi yếu tố ngoại giao mà còn bởi tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh tại Hoa Kỳ vào tuần này đã làm các nhà đầu tư quan ngại về tiềm năng hồi phục tăng trưởng kinh tế. Thị trường hàng hóa tăng 2.5%, được đóng góp chủ yếu bởi giá vàng (+4.8%) và giá bạc (+15.9%) so với tuần trước. Mối lo ngại về khả năng hồi phục kinh tế đã làm dòng tiền đầu tư từ các TTCK chủ chốt chuyển vào các tài sản đầu tư an toàn hơn như kim loại quý.
Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ đề nghị gói kích thích kinh tế dài hơi cho 2 năm tới. Tính đến 25/07, đã có 362 công ty, chiếm tỷ lệ 47.6% trên cả hai sàn chứng khoán, công bố KQKD quý II với tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 23,867 tỷ đồng , tăng 7.7% so với cùng kỳ 2019. Nhóm các công ty có lợi nhuận tuyệt đối tăng so với cùng kỳ gồm VPB (901 tỷ), HPG (705 tỷ) và DBC (393 tỷ) và lợi nhuận tuyệt đối giảm gồm GAS (-1,354 tỷ đồng), DXG (-311 tỷ) và VCS (-153 tỷ). 86.4% số công ty công bố LN quý II tăng trưởng dương và 49.4% số công ty lãi so với cùng kỳ. Kết quả nay đang phản ánh thực trạng KQKD quý II/2020, gần một nửa số công ty tăng trưởng dương sẽ là tín hiệu tốt gây ổn định lại tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và gia tăng hiện tượng phân hóa dòng tiền đầu tư trên thị trường.
VN30 điều chỉnh giảm từ vùng kháng cự quanh 810-820 điểm, thanh khoản giảm nhẹ. Ngoại trừ HĐTL VN30F2008, các HĐTL khác giảm nhẹ hơn so với mức giảm -5.14% của VN30, qua đó thu hẹp chênh lệch giá âm xuống lượt -0.9%, -1.1%, -1.6%, và -1.5% ở các kỳ hạn. KLGD tiêp tục suy giảm, đạt mức bình quân, 13,400 tỷ/ phiên, tương đương mức giảm 7%. Hợp đồng mở giảm 7% về mức 23,988 hợp đồng. Tương đồng với VN-Index, VN30 thất bại trong nỗ lực vượt qua vùng kháng cự mạnh tại 810-820 điểm. VN30 giảm mạnh trong phiên cuối tuần, xuyên thủng SMA50. EMA10 và EMA50 đang dần hình thành dead cross – báo hiệu điều chỉnh trong trung hạn, tuy nhiên đường MACD chưa giảm xuống dưới đường trung tâm. VN30 dự báo kiểm tra hỗ trợ mạnh 770 điểm trong vài phiên đầu tuần tới. NĐT nên tiếp tục theo dõi thị trường, và có thể mở vị thế mua nếu VN30 điều chỉnh giảm xuống dưới 770 điểm, lùi về 740 điểm, xác nhận mô hình M với mục tiêu giá tại 810-825 điểm.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Diễn biến giằng co phân hóa, giao dịch thu hẹp trước mùa công bố KQKD quý II. NĐT xem xét trading với cổ phiếu triển vọng tốt và với cổ phiếu đang nắm vị thế.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: NĐT có thể cân nhắc mở vị thế thăm dò ở những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực ở nhịp rung lắc.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: BWE
Cổ phiếu tích lũy: CVT, DBC, PHR, VRE
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_BĐS & Khu công nghiệp_-1.1%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Thông tin về làn sóng Covid-19 thứ 2, và dữ liệu kinh tế hồi phục sau dịch bệnh.
• Thông tin về ĐHCĐ và KQKD quý II của các công ty niêm yết.
• Ngày 27/07, BOJ họp. Ngày 30/07, Hoa Kỳ công bố tốc độ tăng trưởng GDP quý II. Đồng thời, FED tuyên bố định hướng chính sách tiền tệ trong bối cảnh hỗ trợ nền kinh tế trước dịch bệnh COVID-19 và Đức công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 07. Ngày 31/07, EU công bố tốc độ tăng trưởng GDP quý II.
Tham khảo báo cáo ngắn phản ứng TTCK đối với Covid-19 tại phụ lục trang 10