Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 34_Dòng tiền mới quyết định xu hướng_PTKT_REE,KSB,C4G,BMI,BFC_20200808

  • Ngày đăng

    09/08/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1522

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới

Dòng tiền mới đẩy nhanh quá trình hồi phục từ vùng tích lũy 780 - 800 điểm. Diễn biến tích cực của thị trường thế giới, thông tin 1 quỹ ngoại thu hút được gần 50 triệu USD đã đảo chiều tâm lý NĐT. Thị trường tăng điểm từ đầu tuần và duy trì đà tăng trong suốt tuần với mức tăng điểm trên diện rộng của nhóm cổ phiếu lớn. Thị trường tăng điểm với 19/19 ngành tăng điểm và 307 cổ phiếu tăng so với 60 cổ phiếu giảm. Mùa công bố KQKD cơ bản đã hoàn tất và không còn là động lực trong ngắn hạn. Mặc dù VN-Index có tuần tăng điểm tích cực trên 5.4%, diễn biến thị trường tuần tới khó dự báo với khoảng trống thông tin và diễn biến dịch bệnh chưa thể kiểm soát. Thị trường có thể đón nhận thêm dòng tiền mới, hay cũng chỉ là hiệu ứng ngắn hạn như với trường hợp NĐT Thái Lan mua chứng chỉ VN30 trong quá khứ. Điều này sẽ quyết định xu hướng tuần tới khi diễn biến thị trường đang cho thấy NĐT khá phân vân trong 2 phiên cuối tuần. NĐT do vậy vẫn cần giữ tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và sẵn sàng cho khả năng thị trường sẽ có nhịp rung lắc trong tuần tới.

 
Chứng khoán Mỹ tiếp tục là động lực tăng điểm của thị trường thế giới. Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng liền 5 phiên với mức tăng từ 2.5% - 5%, Nasdaq lần đầu vượt ngưỡng 11,000 điểm. NĐT đang kỳ vọng về gói kích kích 1,000 tỷ mùa dịch khi 2 viện đang tích cực đối thoại để giải quyết bất đồng trong khi số đơn thất nghiệp tuần 1.18 triệu, thấp hơn khá nhiều so với mức dự báo 1.42 triệu đơn. Diễn biến tích cực thị trường Mỹ giúp các thị trường Châu Âu hồi phục cho dù đang đối mặt tăng trưởng kinh tế tồi tệ trong quý II. Ngoại trừ thị trường Việt Nam, thị trường các nước khu vực kém tích cực do tác động covid và hoạt động bán ra từ khối ngoại. Một điểm lưu ý trong tuần qua là giá vàng liên tiếp đạt đỉnh mới, vàng và bạc tăng lần lượt 4.5% và 16.7% đóng góp chính vào mức 3.6% của chỉ số hàng hóa. Bất chấp dự báo kém khả quan năm 2020 từ FED và các tổ chức tài chính, TTCK vẫn tiếp tục tăng giá nhờ dòng tiền giá rẻ và xu hướng này chưa sớm đảo chiều. Điều này cũng đang tạo ra tâm lý tích cực cho hoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu.      
 
92% công ty trên 2 sàn công bố KQKD quý II với mức giảm 11.8%, 6 tháng giảm 16.8% cùng kỳ. Tính đến 7/8 đã có 692 công ty công bố KQKD quý II tổng mức lợi nhuận sau thuế đạt 56,617 tỷ, giảm -11.8% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng, LNST các DN trên 2 sàn chính giảm -16.8%. 46% công ty giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong khi 15.7% số công ty có lợi nhuận âm. Nhóm VN30 có LNST giảm cùng tỷ lệ -8.7% trong quý II và 6 tháng so cùng kỳ. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng tăng tỷ trọng đóng góp lợi nhuận cho thị trường từ 30% lên 42% trong quý II so cùng kỳ. LNST quý II của khối này cũng tăng trưởng 24%, đưa mức tăng LNST 6 tháng lên mức 13.5%. Sự cải thiện của nhóm này cân bằng được 35% mức giảm LN cùng kỳ từ nhóm cổ phiếu lớn gồm VHM, HVN, VIC, GAS, MSN. Về tổng thể số công ty có cải thiện lợi nhuận vẫn chiếm gần một ½ thị trường, mức sụt giảm LN chung cũng không quá lớn vẫn là yếu tố cơ bản nâng đỡ thị trường trong ngắn hạn.  
 
VN30 tăng từ vùng tích lũy đáy 730 điểm, các HĐTL tăng mạnh. Các HĐTL tăng mạnh hơn mức tăng 5.6% của VN30, qua đó thu hẹp chênh lệch giá âm xuống lần lượt -0.2%, -0.6%, -1.7% và -1.9% ở các kỳ hạn. Sau khi thực hiện giao dịch đảo ngược vị thế phiên đầu tuần, thanh khoản giảm lại với mức giao dịch bình quân 18,885 tỷ/ phiên, giảm 25% so với tuần trước. Số hợp đồng mở trong tuần đạt mức kỷ lục và vẫn tăng 0.4% lên mức 38,150 hợp đồng. Sự tham gia của dòng tiền mới đang đẩy nhanh quá trình hồi phục của các chỉ số. Với 5 phiên tăng điểm, VN30 đã vượt qua SMA100 và chỉ tạm dừng tại SMA20 với thanh khoảng trung bình. Diễn biến giằng co sẽ tiếp tục quanh SMA20 và trong mây Ichimoku, nếu không có thông tin hỗ trợ thêm thì VN30 có thể giảm về kiểm tra SM100 tại 760 điểm. NĐT theo dõi biến động chỉ số tại 790 và 760 điểm và trading theo xu hướng khi chỉ số vượt hoặc giảm dưới các ngưỡng này trong tuần tới.
 
 
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Canh mua ở nhịp rung lắc mạnh khi VN-Index có thể giảm về kiểm tra 825 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Duy trì trạng thái, chờ diễn biến tiếp theo của thị trường khi khối ngoại hoàn thành giải ngân.
 
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật: 
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: REE, KSB, C4G
Cổ phiếu tích lũy: BMI, BFC
 
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:  
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Đầu tư công_9.3%
 
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Kiểm soát làn sóng Covid-19 thứ 2 tại Việt Nam, và các chính sách liên quan.
• Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm giữa thông tin dịch bệnh tái phát.
• Ngày 10/8, Chỉ số CPI, cung tiền M2 và các khoản nợ mới của Trung Quốc. 11/8, Tỷ lệ thất nghiệp Anh, chỉ số PPI Hoa Kỳ. 12/8, Tỷ lệ tăng trưởng GDP Anh; chỉ số sản xuất công nghiệp Anh và EU; CPI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 13/8, Tỷ lệ thất nghiệp Úc, đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ. 14/8, GDP công bố lần đầu EU; Doanh thu bán lẻ và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.

 

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh