Chiến thuật tuần tới
Áp lực chốt lãi, VN-Index vẫn đang hướng về ngưỡng tâm lý 900 điểm. Diễn biến tích cực từ thị trường thế giới vẫn hỗ trợ dòng tiền trong nước tham gia tích cực và hấp thụ hoạt động bán ra của khối ngoại trong những phiên đầu tuần. Dòng tiền NĐT nước ngoài mới đã mua chứng chỉ các ETFs nội trong phiên thứ 5 và giải ngân trong phiên thứ 6 làm tăng hứng khởi cho thị trường. Tính chung trong tuần, VN-Index tăng 2.8% với sự góp mặt tăng giá của hầu hết các cổ phiếu lớn ngoại trừ VHM và HPG. Thị trường tăng điểm với động rộng lớn 18/19 ngành tăng và 280 cổ phiếu tăng so 77 cổ phiếu giảm. Dòng tiền tích cực vẫn duy trì ở một số nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có tính thị trường cao và chuyển dịch tăng giá sang các nhóm cổ phiếu mới ngành Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ thông và Dịch vụ tài chính với mức tăng từ 4.7% đến 11.2%. Bất chấp khối ngoại duy trì bán ròng, dòng tiền mới từ nhà đầu tư Đài Loan vẫn đang tạo hiệu ứng tâm lý tích cực và kích hoạt sự vận động của dòng tiền nội vốn vẫn đang bám trụ trên thị trường trong nhiều tháng qua. VN-Index vẫn đang có cơ hội hướng tới đỉnh của đợt tăng trước và cũng là ngưỡng tâm lý 900 điểm trong tuần tới.
FED thay đổi định hướng lạm phát mục tiêu 2%, lãi suất thấp còn kéo dài. Chủ tịch FED đã đưa thông điệp quan trọng gạt bỏ thông lệ cơ quan này giữ trong 30 năm qua, theo đó FED sẽ nâng lãi suất trước để ngăn lạm phát tăng cao hơn với lạm phát mục tiêu 2%. Nếu lạm phát dưới ngưỡng 2% trong đợt kinh tế suy yếu, FED sẽ để lạm phát tăng hơn 2% cho đến khi nền kinh tế khỏe mạnh miễn lạm phát bình quân 1 giai đoạn ở mức 2%. Thông điệp đang cho FED sẽ coi trọng tăng trưởng và việc làm hơn và cũng đồng nghĩa lãi suất sẽ còn giữ ở mức thấp chừng nào nền kinh tế chưa cải thiện. TTCK Mỹ đã phản ứng tích cực với thông tin này và mở rộng đà tăng giá trong tuần. Các TTCK chủ chốt Châu Âu cũng tăng tốt trong khi các thị trường Châu Á phân hóa dựa vào triển vọng của mỗi nền kinh tế. Tuần qua USD Index giảm -0.9% so với các đồng chủ chốt trong khi chỉ số hàng hóa tăng 2.2% với hầu hết các mặt hàng tăng giá. Hoa Kỳ và Trung Quốc trao đổi về thỏa thuận giai đoạn 1 cũng đã giúp cho thị trường này khởi sắc.
Chính phủ đang tổng hợp phương án hỗ trợ Covid lần 2. Gói hỗ trợ an sinh xã hội mới giải ngân được 17.5 nghìn tỷ tương đương 28% của gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ. Nhóm nhận trợ cấp chủ yếu từ người có công và hộ nghèo trong khi người lao động tư lại khó thể tiếp cận được. Chính phủ chỉ đạo các bộ ban ngành có liên quan xây dựng gói hỗ trợ thứ 2 trên cơ sở đánh giá xác thực hơn các điều kiện tiếp cận khi dịch Covid quay lại. Theo ước tính ban đầu gói hỗ trợ lần 2 khoảng từ 70 – 90 nghìn tỷ, thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2020. Ngoài hỗ trợ an sinh, đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người lao động tại khu vực nông thôn vay vốn lãi suất 3.96%/năm theo đề xuất của Bộ Lao động thương binh xã hội. Các biện pháp hoãn, hoãn, miễn phí cũng được tính đến nhằm hỗ trợ tổng cầu nền kinh tế. Trong bối cảnh cầu nền kinh tế suy yếu đầu tư công đang là giải pháp cứu cánh cho nền kinh tế. Chính phủ tiếp tục tiếp tục nhắc nhở các cơ quan chậm tiến độ để đạt giải ngân đầu tư công 630 nghìn tỷ trong năm nay. Những thông tin này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho thị trường trong ngắn hạn.
Giá HĐTL và HĐ mở đều tăng khi chỉ số vượt đỉnh ngắn hạn. Các HĐTL tăng tốt hơn so với VN30, qua đó thu hẹp mức chênh lệnh giá xuống còn lần lượt 0.1%, -0.4%, -0.7% và -0.8% ở các kỳ hạn. Thanh khoản giảm tuần thứ 4 liên tiếp về mức giao dịch bình quân 12,271 tỷ/phiên, giảm 12% trong tuần. Hợp đồng mở tăng 11% lên mức 30,234 hợp đồng. Sau phiên breakout đầu tuần, VN30 đã vượt SMA200 và vượt đỉnh ngắn hạn 820 điểm trong phiên cuối tuần. Áp lực bán ra lớn khi VN30 vượt dải Bollinger band và quay trở lại band trên với thanh khoản tăng 58% so với thanh khoản bình quân 20 phiên. Như nhận định tuần trước VN30 đã hoàn thành mô hình chữ V tại 800 điểm, NĐT có thể chuyển sang trạng thái trạng thái nắm giữ mua khi vượt vùng giá này. Dòng tiền ngoại mới tập trung vào nhóm cổ phiếu lớn là động lực chính trong tuần qua và có thể đẩy chỉ số kiểm tra đỉnh cũ tại 945 điểm trong tuần tới.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index diễn biến tích cực với thanh khoản và độ rộng tốt. NĐT có thể trading với danh mục nắm giữ trong quá trình kiểm tra ngưỡng tâm lý 900 điểm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ trạng thái, chờ cơ hội tăng tỷ trọng cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: PNJ, DPG, NKG, VND, APG
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Stay-at-home_7.3%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 8.
• Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế đối phó với dịch Covid-19 lần 2 (thông tin gói hỗ trợ kinh tế thứ 2).
• Ngày 31/8, Chỉ số PMI Trung Quốc, Doanh số bán lẻ và niềm tin tiêu dùng Nhật. 1/9, Báo tiền tệ và lãi suất Úc; PMI Anh, EU và Hoa Kỳ. 2/9, GDP Úc; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và dự dữ dầu thô Hoa Kỳ. 3/9, Doanh số bán lẻ, PMI dịch vụ EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Chủ tịch BOE phát biểu. 4/9, Tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập bình quân giờ lao động của Canada và Hoa Kỳ.