Chiến thuật tuần tới
Xây nền quanh 900 điểm. Diễn biến tiêu cực của thị trường thế giới đã chặn đà tăng của VN-Index sau đã có những phiên tăng chạy đà áp sát vùng đỉnh tháng 6. Với mức tăng giá 2.5%, Chỉ số có tuần tăng thứ 5 liên tiếp và vẫn duy trì mức tăng trên diện rộng với 15/19 ngành tăng điểm. Trên nền tảng tăng giá nhờ giữ trụ của một số cổ phiếu lớn, dòng tiền tích cực vận động qua một số nhóm ngành và cổ phiếu mới gồm Du lịch và giải trí, Bảo hiểm, Thực phẩm và đồ uống. Dù vậy áp lực chốt lãi cũng rõ rệt tại một số cổ phiếu vừa và nhỏ tăng nóng thời gian qua khi có đến 192 cổ phiếu giảm so với 161 cổ phiếu tăng. Quỹ Đài Loan đăng ký mua chứng chỉ quỹ Diamond và khối ngoại mua ròng trở lại ở một số phiên đang tạo hiệu ứng tâm lý tích cực cho thị trường trong ngắn hạn. Lực mua và tâm lý tích cực đang hỗ trợ VN-Index tích lũy quanh ngưỡng tâm lý 900 điểm.
TTCK thế giới bước vào vùng nhiễu động. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ giảm từ 2% - 4.8% trong phiên 3/9 trước áp lực chốt lãi từ nhóm cổ phiếu công nghệ. Thị trường có mức giảm mạnh nhất từ tháng 6 sau khi đã liên tiếp lập đỉnh mới. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ tuần qua khá tích cực, giảm dưới 1 triệu đơn và thấp hơn 70 nghìn đơn so với mức dự báo. Báo cáo tóm tắt các điều kiện kinh tế của FED (Beige book) cho thấy tăng trưởng nước này khiêm tốn trong mùa hè, và thấp hơn nhiều so với mức trước dịch. FED cũng thấy dấu hiệu thiếu hụt lao động mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cao lịch sử. Diễn biến này cũng ảnh hưởng đến các thị trường Châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần. Các thị trường tiền tệ và hàng hóa không có biến động nhiều với mức tăng và giảm lần lượt 0.4%. Thị trường Mỹ đang có biến động mạnh trong ngắn hạn và cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và dòng tiền của các thị trường khác trong tuần tới.
FTSE Viet Nam thêm mới GEX và không loại cổ phiếu nào trong kỳ cơ cấu danh mục quý III. FTSE Russell công bố rà soát danh mục quý III, theo đó FTSE All-Shares Index thêm mới cổ phiếu VGC, KDC, DPM, HPX và CTD; FTSE VN thêm mới cổ phiếu GEX và không loại cổ phiếu nào. Kết quả này tương đồng với nhận định của chúng tôi trong báo cáo dự báo danh mục FTSE VN cách đây 3 tuần. Với sự thay đổi này, FTSE VN sẽ mua vào GEX (3.3 triệu), VIC (0.4 triệu) và bán SSI (0.8 triệu), HPG (0.7 triệu), và VRE (0.5 triệu). Quỹ sẽ thực hiện giao dịch từ 7-18/8 (tập trung vào ngày 18/8). Sau đây 1 tuần, quỹ ETF VNM cũng sẽ công bố danh mục điều chỉnh và giao dịch từ 14- 18/8.
Giá HĐTL, thanh khoản và HĐ mở đều cải thiện khi các chỉ số tiếp cận đỉnh hồi phục sau Covid. Các chỉ số liên tiếp có phiên tăng theo đà giúp HĐTL tăng tốt hơn so với VN30, qua đó mở rộng trạng thái premium tại HĐ 1 tháng lên 0.5% và thu hẹp trạng thái discount các hợp đồng còn lại xuống còn -0.1%, -0.5% và -0.7% ở các kỳ hạn. Kết thúc 4 tuần giảm, thanh khoản tăng 7% về mức giao dịch bình quân 13,161 tỷ/phiên. Hợp đồng mở tăng 12% lên mức 33,885 hợp đồng. Đà tăng mạnh, VN30 liên tiếp bám đường Bollinger band trên với thanh khoản cải thiện và hướng tới kiểm tra vùng đỉnh hồi phục sau Covid vào tháng 6 tại 838 – 845 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn ủng hộ cho đà tăng của chỉ số, dù vậy RSI đang bước vào vùng bán quá và chỉ số đang ở vùng nhạy cảm khiến cho khả năng có những nhịp rũ sớm xảy ra trước khi tiếp tục củng cố xu hướng tăng ngắn hạn. NĐT tận dụng các nhịp rung lắc để trading trạng thái HĐTL và chuyển sang nắm vị thế mua khi VN30 vượt 845 điểm.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: Tăng cường hoạt động trading nhanh với vị thế sẵn có khi các chỉ số đang ở trong vùng nhạy cảm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ trạng thái, chờ cơ hội tăng tỷ trọng cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VJC, VPB, DRC, MPC
Cổ phiếu tích lũy: HSG
Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Corona Avengers_3.6%
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Vận động luân chuyển ngành và cổ phiếu khi dòng tiền không quá mạnh và áp lực bán khối ngoại vẫn lớn.
• Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế đối phó với dịch Covid-19 lần 2 (thông tin gói hỗ trợ kinh tế thứ 2).
• Ngày 8/8, GDP quý công bố lần cuối, cán cân vãng lai và chỉ số niềm tin kinh tế của Nhật; Chỉ số thất nghiệp và GDP điều chỉnh của EU. 9/9, Cung tiền M2 Nhật; CPI Trung Quốc; Lãi suất và báo cáo tiền tệ của NHTW Canada. 10/9, Lãi suất tái cấp vốn, biên bản chính sách tiền tệ và họp báo của ECB; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ; 11/9, Chủ tịch ECB phát biểu; Bộ trưởng tài chính ECB nhóm họp trong 2 ngày.