Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 38_Tích lũy ở nhịp rung ETFs cơ cấu và HĐTL đáo hạn_PTKT_ACV,BSR,GEG,LDG,SHB_20200913

  • Ngày đăng

    13/09/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1467

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới
Vận động quanh 880 – 900 điểm, cẩn trọng nhịp rung lắc do ETFs cơ cấu và hoạt động kinh doanh arbitrage. Biến động tiêu cực của TTCK Mỹ đã ảnh tiêu cực đến VN-Index khi chỉ số chưa có thời gian củng cố giá trên ngưỡng tâm lý 900 điểm. Thị trường sau đó nhanh chóng ổn định lại nhờ lực cầu bắt đáy ở vùng giá dưới và vận động phân hóa của các dòng cổ phiếu. VN-Index đóng cửa với mức giảm 1.39%, kết thúc chuỗi tăng điểm 5 tuần liên tiếp. Diễn biến thị trường dù vậy vẫn chưa tiêu cực khi vẫn có 6/19 ngành tăng điểm và 137 cổ phiếu tăng so với 219 cổ phiếu giảm. Áp lực chốt lãi mạnh hơn trong tuần qua do yếu tố tâm lý dù vậy dòng tiền tích cực vận động qua một số nhóm ngành và cổ phiếu mới gồm Hóa chất, Y tế, Cảng biển. VN-Index dự báo sẽ tiếp tục vận động trong vùng 880 – 900 điểm trước khi xác nhận hướng vận động tiếp theo. Quỹ  Đài Loan sẽ mua vào chứng chỉ quỹ Diamond là yếu tố hỗ trợ tuy nhiên các ETFs cơ cấu danh mục và không loại trừ hoạt động kinh doanh arbitrage dựa trên chỉ số VN30 sẽ khiến cho thị trường có biến động mạnh, khó lường.
 
TTCK Mỹ rung lắc mạnh, CK khu vực EU tăng nhờ thông điệp từ ECB. Hoạt động chốt lãi mạnh từ nhóm cổ phiếu công nghệ ảnh hưởng mạnh đến các chỉ số chứng khoán Mỹ với mức giảm từ 3%- 9%. TTCK khu vực Eurozone là khu vực hiếm hoi không bị ảnh hưởng từ biến động này nhờ thông điệp của ECB trong kỳ họp chính sách tháng 9, theo đó ECB tiếp tục duy trì lãi suất ở mức hiện tại hoặc thấp hơn cho đến khi lạm phát tăng lên mức mục tiêu 2%. Biến động của TTCK Mỹ cũng ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa với mức giảm -1.2%, đóng góp chủ yếu từ mức giảm -6% từ giá dầu. Trong nhận định mới nhất Goldman Sach dự báo GDP quý III Mỹ tăng 35% dựa trên đánh giá lĩnh vực tiêu dùng tăng đột biến vào mùa hè, báo cáo lao động tích cực vượt kỳ vọng và dự trữ hàng hóa gia tăng. GDP Mỹ sẽ công bố vào 29/10 do vậy trong khoảng thời gian tới thị trường sẽ vẫn sẽ đặt cược vào dòng tiền và sự hồi phục trở lại của các cổ phiếu sau cú giảm mạnh vừa qua.
 
ETF VNM không thay đổi danh mục cổ phiếu Việt Nam trong kỳ cơ cấu danh mục quý III, 2 ETFs tập trung giao dịch trong phiên 18/9. Theo sau FTSE Russell, ETF VNM đã công bố danh mục điều chỉnh quý III, theo đó quỹ không thêm mới hay loại bỏ cổ phiếu nào. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam giảm 3.1% từ 67.48% xuống còn 64.38% khi quỹ thay thế cổ phiếu Hàn Quốc có tỷ trọng 4.3% cho cổ phiếu Malaysia có tỷ trọng 0.7%. Với tỷ trọng chốt dữ liệu 63.8%, quỹ ETF VNM sẽ mua bổ sung cân bằng 2.2 triệu USD kỳ này. Kết quả này tương đồng với dự báo của chúng tôi trong báo cáo tuần 36 ngày 23/8. ETF VNM sẽ mua vào VRE (1.2 triệu), VIC (0.6 triệu) và bán POW (2.3 triệu), và SBT (1.2 triệu). Quỹ sẽ thực hiện giao dịch từ 14-18/8 (tập trung vào ngày 18/8). Tổng danh mục 2 quỹ ETFs thay đổi trong đợt cơ cấu này, NĐT tham khảo chi tiết tại trang 10.
 
Thanh khoản gia tăng, hợp đồng mở sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch 11/9 trước tuần HĐTL đáo hạn. Cùng với diễn biến của thế giới, VN30 điều chỉnh sau khi chạm đỉnh tháng 6/2020. Các HĐTL dù vậy vẫn bám mức biến động VN30, the đó giữ trạng thái premium tại HĐ 1 và 2 tháng ở mức 0.3% và 0.1% và duy trì trạng thái discount -0.4% và -1.9% ở các kỳ hạn còn lại. Thanh khoản thị trường có tuần tăng thứ 2 lên mức giao dịch bình quân 15,064 tỷ/phiên, tăng 14%. Hợp đồng mở giảm 16% về mức 28,482 hợp đồng. Sau phiên giảm mạnh đầu tuần do ảnh hưởng tâm lý từ TTCK Mỹ, VN30 có liên tiếp có 4 phiên tạo nến doji với bóng nến dài cho thấy giao dịch giằng co với tâm lý thị trường đang dần ổn định lại. Thanh khoản thu hẹp, do vậy thị trường nhiều khả năng sẽ giữ trên vùng hỗ trợ 815 – 820 điểm trong tuần tới. Tuy nhiên, tuần sau HĐTL VN30F2009 sẽ đáo hạn, trong khi trạng thái lên tiếp premium trong 2 tuần gần đây có thể kéo theo hoạt động giao dịch arbitrage khiến cho diễn biến chỉ số VN30 khó lường trong tuần đáo hạn. Do vậy NĐT cân nhắc chuyển sang trạng thái trading trong phiên và tránh nắm giữ vị thế.

Khuyến nghị trading ngắn hạn: Dòng tuần luân chuyển, NĐT nên tăng cường hoạt động trading nhanh với vị thế sẵn có khi các chỉ số đang ở trong vùng nhạy cảm.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ trạng thái, chờ cơ hội tăng tỷ trọng cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tích cực.
 
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: ACV, BSR, GEG, LDG, SHB

Cập nhật hiệu suất danh mục i-Invest:
Danh mục đáng chú ý trong tuần: Theme_Lãi suất giảm_3.3%  

Những thông tin lưu ý trong tuần tới
• Vận động luân chuyển ngành và cổ phiếu trong bối cảnh TTCK Mỹ đang biến động mạnh
• 2 ETFs cơ cấu danh mục, tập trung vào ngày 18/9. Qũy CTBC Vietnam Equity Fund có thể tham gia tuần tới .
• Ngày 14/9, Chỉ số sản xuất công nghiệp EU, biên bản chính sách tiền tệ ECB. 15/9, Báo cáo kinh tế quốc tế, tỷ giá của Bộ tài chính Mỹ; Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc. 16/9, Doanh thu bán lẻ, dự trữ dầu thô Mỹ; chỉ số CPI Anh. 17/9, Lãi suất, biên bản FOMC, đơn xin trợ cấp thất nghiệp, triển vọng kinh tế Mỹ; Biên bản chính sách tiền tệ Nhật; Lãi suất và chính sách tiền tệ của BOE. 18/9, Doanh thu bán lẻ Anh; chỉ số tâm lý tiêu dùng Mỹ.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh