TTCK VIỆT NAM
Áp lực điều chỉnh ngắn hạn, VN-Index dự báo tích lũy lại trên 900 – 910 điểm.
Cùng với xu hướng giảm của thế giới và hoạt động bán ra từ khối ngoại, VN-Index bất ngờ đảo chiều sau khi chạm 970 điểm. Đà giảm chỉ dừng lại với sự hỗ trợ tăng mạnh của cổ phiếu VIC trong phiên cuối tuần. VN-Index tuần giảm 3.7%, chấm dứt chuỗi tăng 6 tuần liên tiếp. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng giảm mạnh, đà giảm chi phối 18/19 ngành và 280 cổ phiếu giảm so với 80 cổ phiếu tăng cho thấy áp lực chốt lãi đang diễn ra mạnh khi các cổ phiếu trụ không còn động lực dẫn dắt thị trường. Thanh khoản giảm trong quá trình VN-Index tích lũy lại nhưng điều này chưa đảm bảo cho việc đà giảm kết thúc. Biến động ngắn hạn vẫn sẽ biến động phức tạp trước thông tin bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, mùa công mùa công bố KQKD quý III kết thúc và thị trường đang thiếu thông tin hỗ trợ trong tuần tới.
KQKD quý III cải thiện tích cực sau 2 quý suy giảm. Tính đến 30/10 đã có 587 công ty, chiếm tỷ lệ 77% trên 2 sàn Hose và HNX, đã công bố KQKD quý III. Tổng LNST các công ty tăng 13.5% so với cùng kỳ 2019. 56% công ty có LN quý III tăng trưởng dương và 12% số công ty báo lỗ. Trong nhóm VN30, 29/30 công ty công bố KQKD quý III với LNST tăng 22.8%. Lợi nhuận thị trường cải thiện và cũng không phụ thuộc vào nhóm Ngân hàng như trong 2 quý trước khi LNST nhóm Ngân hàng chỉ tăng 5% so cùng kỳ. KQKD các doanh nghiệp đang cho thấy chuyển biến tích cực cùng với đà hồi phục của nền kinh tế
TTCK THẾ GIỚI
DJ sụt giảm 6%, mức giảm mạnh nhất từ tháng 3/2020. TTCK thế giới đồng loạt giảm điểm.
Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm mạnh khi đàm gói hỗ trợ ngưng trệ, dịch bệnh lan tràn và tâm lý thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống. Các thị trường Châu Âu cũng giảm 5%-7% trong khi Châu Á có mức giảm bình quân 2%. USD Index tăng giá 1.2% kéo theo sự suy yếu của các kim loại quý. Chỉ số hàng hóa cũng có mức giảm 2.5%, mức giảm ở nhiều hàng hóa ngoại trừ thép cán nóng và cao su tự nhiên duy trì đà tăng với mức tăng lần lượt 8.8% và 16.7%.
Tăng trưởng GDP quý III của Hoa Kỳ bùng nổ 33.1%, chi tiêu cá nhân hồi phục, số lượng đăng ký thất nghiệp mới giảm và KQKD quý III các doanh nghiệp tích cực không là yếu hỗ trợ cho thị trường. Diễn biến TTCK Hoa Kỳ đang cho thấy triển vọng đắc cử của ông Trump không sáng sủa. Trong tuần tới FED sẽ họp chính sách tiền tháng 11, théo đó chính sách nới lỏng sẽ tiếp tục được duy trì. Dù vậy, kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, đà hồi phục nền kinh tế và chính sách kích cầu sau đó sẽ quyết định xu hướng của TTCK Mỹ nói riêng và thế giới nói chung trong vài tuần tới.