TTCK VIỆT NAM
Kiểm tra đỉnh ngắn hạn 970 điểm, VN-Index khả năng có rung lắc khi HĐTL đáo hạn.
Hỗ trợ bởi xu hướng quốc tế và vận động tích cực của dòng vốn nội, VN-Index vượt 950 điểm và áp sát vùng đỉnh ngắn hạn 970 điểm. Sự trở lại của nhóm cổ phiếu ngân hàng và các cổ phiếu lớn VIC, VHM, GAS, .. tạo nền cho dòng tiền vận động với 18/19 ngành tăng giá và 249 cổ phiếu tăng so với 113 cổ phiếu giảm. Thanh khoản cũng cải thiện rõ rệt so với vùng tích lũy dưới 950 điểm của tuần trước. VN-Index đang có cơ hội lớn để vượt đỉnh 970 điểm trong tuần tới, dù vậy chúng tôi cũng lưu ý thị trường sẽ có phiên rung lắc mạnh trong tuần sau khi hoạt động đóng trạng thái kinh doanh arbitrage diễn ra với quy mô trên nghìn tỷ.
Theo dữ liệu ngày 10/11, BSC dự báo ETF VNM nhiều khả năng giữ nguyên danh mục trong quý IV (PHR thỏa mãn các tiêu chí tuy nhiên GTVH freefloat gần vị trí 85% danh mục tổng nên khả năng được thêm mới không cao). Nếu quỹ không bổ sung danh mục CP nước ngoài thì tỷ trọng CP Việt Nam có thể tăng từ 64.5% lên 66.5%. ETF FTSE nhiều khả năng cũng giữ nguyên danh mục (PVD sát ngưỡng tỷ trọng 0.5% danh mục, và sẽ bị loại nếu giá giảm dưới 11,500). (Xem tại trang 13).
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Mỹ quay lại đỉnh nhờ Vắc-xin hiệu quả cao và diễn biến giằng co trước nhận định thận trọng chủ tịch FED giữa đại dịch.
Vắc-xin ngừa hiệu quả 90% Covid-19 của Pfizer và BioNTech giúp TTCK thế giới có thêm 1 tuần tăng điểm. TTCK Hoa Kỳ giao dịch giằng co cuối tuần khi chủ tịch FED nhận định triển vọng kinh tế còn nhiều nhân tố bất định. Dù vậy, các TTCK Châu Âu và Châu Á vẫn có tuần tăng mạnh bình quân 5%. Thông tin Vắc-xin cũng giúp nhiều hàng hóa tăng giá, dẫn đầu mức tăng 9% của dầu thô trong khi các kim loại quý giảm từ 4%-5%. USD Index cũng hồi phục lại 0.7% sau khi giảm 1.6% tuần tước.
Nghị viện EU đã nhất trí chi tiết ngân sách EU năm 2021-2027, mở đường cho gói phục hồi kinh tế 1,800 tỷ USD sau 4 tháng thảo luận. Gói phục hồi kinh tế 750 tỷ, trong đó 672.5 tỷ phân phối cho các chính phủ dưới dạng khoản vay và hỗ trợ, sẽ tiếp tục thảo luận trong tuần tới. Chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ sớm thảo luận gói hỗ trợ kinh tế. Mặc dù vẫn khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh, chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với chính sách tài khóa mở rộng sẽ giúp các nền kinh tế chủ chốt hồi phục trong năm 2021 và ủng hộ cho TTCK tích lũy ở vùng giá cao chờ vượt đỉnh.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ Viện tuy nhiên cuộc đua kiểm soát Thượng viện kéo dài sang tháng 1/2021. Kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ chưa được công bố. Nhà Trắng tung 234 trang hồ sơ cáo buộc gian lận cho thấy quyết tâm của ông Trump trong việc khởi kiện tại một số bang bầu cử.
• Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ký kết ngày 15/11, 15 năm nước tham gia Hiệp định chiếm 30% GDP và thương mại toàn cầu. Thỏa thuận giảm thuế 61% hàng hóa Asean, Australia, New Zealand, 56% hàng hóa Trung Quốc và 49% Hàn Quốc.
• HĐTL kỳ hạn 1 tháng đáo hạn vào ngày 19/11
• Ngày 16/11, Chỉ số sản xuất công nghiệp, bán lẻ, thất nghiệp Trung Quốc. 17/11, Chỉ số bán lẻ, sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ. 18/11, CPI, biên bản chính sách tiền tệ Anh; CPI EU và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 19/11, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Doanh thu bán lẻ Anh và Canada và G20 họp trong 2 ngày.